Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính và bất động sản toàn cầu:
Năm 2011, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được phép thành lập trên cơ sở hợp nhất tự nguyện của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).
Sau tái cơ cấu, 10 năm sau tổng tài sản SCB đạt 673.000 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 20.000 tỷ đồng tính đến 30/9/2021, với 239 điểm giao dịch, SCB có mạng lưới phủ rộng khắp 28 tỉnh/thành cùng đội ngũ nhân sự hơn 7.000 người.
![]() |
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ về thương vụ tái cơ cấu thất bại trong lịch sử ngành ngân hàng tại hội thảo. |
Sự tăng trưởng mạnh mẽ nhưng hoàn toàn bất ngờ khi các cơ quan điều tra phát hiện SCB đã trở thành một công cụ tài chính phục vụ bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đưa đến một vụ án lớn chưa tùng có trong lịch sử ngành tài chính Việt Nam. Việc tái cơ cấu 3 ngân hàng SCB, Ficombank và Tin Nghia Bank được xem là một thất bại lớn nhất trong lịch sử ngành NH cận đại.
Với 4 ngân hàng 0 đồng, năm 2015 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của 3 ngân hàng thương mại gồm OceanBank, Xây Dựng, GPBank. Sau đó Ngân hàng Đông Á cũng được NHNN mua lại và nằm trong diện "ngân hàng 0 đồng".
Trước khi 3 ngân hàng này được NHNN mua lại với giá 0 đồng, chính tôi đã được mời về tham gia HĐQT của Ocean Bank và sau đó tham gia ban điều hành của Ngân hàng Xây dựng. Nhưng khi tôi về các ngân hàng này thì tình thế không còn có thể cứu vãn. Cả Ocean Bank và NH Xây dựng đã lỗ lũy kế hàng nghìn tỷ đồng vì cho vay các công ty sân sau, vốn chủ sở hữu đã âm đến hàng nghìn tỷ đồng.
Nhưng sau 10 năm (đến năm 2024), cả 4 ngân hàng vẫn làm ăn thua lỗ và không vực lại được.