Đây là đập Sabo đầu tiên được
Công trình đập Sabo đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng ở suối Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Ông Kobayashi Yosuke chia sẻ thêm, JICA đã chú tâm tới sạt lở lũ quét ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam trong nhiều năm. Tại những khu vực này, sạt lở lũ quét do mưa lớn cực đoan thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại lớn.
Ví dụ như trận lũ quét và sạt lở đất vào tháng 8/2017 và đầu tháng 8/2023 tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La, hay như trận sạt lở đất sau cơn bão Yagi tháng 9/2024 ở tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.
“Trong những năm qua, chúng tôi đã thực hiện nhiều khảo sát, dự án liên quan đến sạt lở, lũ quét và cung cấp hàng hóa cứu trợ khẩn cấp của Nhật Bản đến các khu vực chịu ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi. Lễ khánh thành đập Sabo hôm nay đánh dấu một cột mốc mới trong hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai sạt lở, lũ quét", ông Kobayashi Yosuke.
![]() |
Đại diện các bên cắt băng khánh hàng công trình đập Sabo đầu tiên của Việt Nam. |
Đại diện JICA cũng lưu ý thêm, một đập Sabo đơn lẻ không thể giúp giảm dòng lũ bùn đá hiệu quả: “Chúng tôi hy vọng rằng, việc thí điểm xây dựng đập Sabo tại tỉnh Sơn La sẽ là ví dụ tham khảo để Chính phủ Việt Nam xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng các đập Sabo khác tại lưu vực Nậm Păm và các khu vực có nguy cơ cao khác”.
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngay từ giữa thế kỷ 19, người Nhật đã nghiên cứu và phát triển những công trình bằng đá, gỗ nhằm giảm tốc độ dòng chảy bùn đá, giảm nhẹ thiệt hại cho khu vực hạ du.
Đến nay, tại Nhật Bản, hơn 64.000 công trình đập Sabo lớn, nhỏ đã được xây dựng. Giải pháp này cũng được áp dụng phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới như Đài Loan, Hàn Quốc và các quốc gia có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cao.
Theo ông Sơn, công trình đập Sabo phòng, chống lũ bùn, đá tại lưu vực suối Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La có thể được coi là “mô hình trực quan”, mang tính thí điểm được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản. Công trình này được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả, góp phần bảo vệ 28 hộ dân, 01 trường mầm non, 01 nhà văn hóa ở phía bờ trái hạ lưu đập.
Tuy nhiên, ông Sơn cũng cho rằng, đây là đập thí điểm, được xây dựng đơn lẻ với quy mô nhỏ nên chắc chắn sẽ khó phát huy hết hiệu quả của nó. Bởi vậy, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất Chính phủ Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng đồng bộ hệ thống đập Sabo trên lưu vực sông Nậm Păm.
"Nếu được đầu tư xây dựng đồng bộ, hệ thống đập này có thể trở thành mô hình mẫu cho Việt Nam đánh giá hiệu quả, từ đó xem xét, huy động nguồn lực để đầu tư nhân rộng công trình đập Sabo tại các khu vực khác có rủi ro tương tự", ông Sơn nói.
![]() |
Đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sơn La và Văn phòng Việt Nam của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đều mong muốn mô hình này sẽ được triển khai mở rộng tại Việt Nam. |
Bà Lê Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sơn La chia sẻ, là một tỉnh miền núi phía Bắc, Sơn La thường xuyên phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là tình trạng lũ quét, sạt lở đất gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt là trận lũ lịch sử năm 2017 trên địa bàn huyện Mường La gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.
Nhắc lại thảm hoạ thiên tai đau thương, bà Hằng đề nghị Chính phủ Nhật Bản, Bộ Nông nghiệp và Môi trường quan tâm đầu tư hoàn thiện 12 đập đã được lập theo kế hoạch của Dự án. Đồng thời xây dựng Tiêu chuẩn, Quy trình, Quy chuẩn cho việc xây dựng đập Sabo tại Việt Nam, làm căn cứ nhân rộng.
Sạt lở và lũ quét do mưa lớn là hai loại hình thiên tai diễn ra thường xuyên và gây ra thiệt hại nặng nề tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Đầu tháng 8 năm 2023, mưa lớn liên tiếp đã dẫn đến lũ quét và sạt lở đất tại huyện Mường La tỉnh Sơn La, gây thiệt hại cho 134 nhà ở trong khu vực.
Đặc biệt, các trận sạt lở sau bão Yagi diễn ra vào tháng 9 năm 2024 đã san phẳng Làng Nủ ở khu vực miền núi của tỉnh Lào Cai, khiến hơn 50 người thiệt mạng.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/viet-nam-co-cong-trinh-ngan-lu-quet-dau-tien-han-che-tham-hoa-thien-tai-a164764.html