Phát triển công nghệ chiến lược quốc gia cần 'cơ chế thông thoáng'

"Mỗi lần muốn tổ chức một hội thảo quốc tế, việc xin phép rất phức tạp, mất 5 - 6 tháng", GS.TS Trần Xuân Tú cho rằng đây là điều cần thay đổi ngay.

khoa học công nghệ - Ảnh 1.

GS.TS Trần Xuân Tú chia sẻ tại tọa đàm "Chính sách đặc biệt để phát triển công nghệ chiến lược quốc gia", diễn ra ngày 17-4 - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Lãnh đạo một số trường đại học, doanh nghiệp vừa đưa ra những đề xuất phát triển khoa học công nghệ tại tọa đàm "Chính sách đặc biệt để phát triển công nghệ chiến lược quốc gia", do Viện Kinh tế Việt Nam và thế giới tổ chức ngày 17-4.

"Khu công nghệ cao TP.HCM chỉ có duy nhất một doanh nghiệp Việt Nam"

GS.TSKH Hồ Tú Bảo - giám đốc Phòng thí nghiệm khoa học dữ liệu của Viện Nghiên cứu cao cấp về toán - cho biết trên thế giới chia

GS.TS Chử Đức Trình chia sẻ tại tọa đàm - Ảnh: NGUYÊN BẢO

'Trung tâm hệ sinh thái của khoa học công nghệ phải là doanh nghiệp'

GS.TS Chử Đức Trình - hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) - cho biết nghị quyết 57 của Bộ Chính trị với mục tiêu đưa khoa học công nghệ vào tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, từng bước làm chủ công nghệ chiến lược, công nghệ số.

Theo ông, để nghị quyết 57 đi sâu vào cuộc sống, Nhà nước cần có chính sách "kiến tạo", để tất cả các bên liên quan có thể sáng tạo nhất trong lĩnh vực mạnh nhất của mình: doanh nghiệp phải giỏi nhất trong làm thương mại, nhà khoa học phải giỏi nghiên cứu…

"Trong thời gian tới chúng ta phải đẩy mạnh doanh nghiệp tư nhân; phải nuôi dưỡng doanh nghiệp tư nhân, tạo tầm nhìn rất dài. Trung tâm hệ sinh thái của khoa học công nghệ phải là doanh nghiệp, nhà khoa học sẽ đồng hành như một bộ phận nghiên cứu, phát triển của doanh nghiệp", ông Trình đề xuất.

Tương tự, GS.TS Trần Xuân Tú - viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và bán dẫn (Đại học Quốc gia Hà Nội) - cho rằng cần nhìn nhận doanh nghiệp như trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

"Cần xác định khoảng 5 - 10 năm nữa, doanh nghiệp sẽ tập trung vào công nghệ gì? Từ đề bài này chúng ta sẽ đầu tư khoa học công nghệ tại các trường đại học, các viện nghiên cứu. Sau 5 - 10 năm, nhân lực đào tạo tại các trường đại học sẽ đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp khi triển khai công nghệ mới", ông Tú nói.

Về hợp tác quốc tế, ông Tú cho rằng cần có cơ chế thông thoáng tạo liên kết tự nhiên giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước. "Mỗi lần muốn tổ chức một hội thảo quốc tế, việc xin phép rất phức tạp, mất 5 - 6 tháng", ông Tú cho rằng đây là điều cần phải thay đổi ngay.

'Trung tâm hệ sinh thái của khoa học công nghệ phải là doanh nghiệp' - Ảnh 3.Ba đại học hàng đầu bắt tay hợp tác: Học viên có thể nhận văn bằng của cả ba đại học

Ngày 3-4, ba đại học hàng đầu gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/phat-trien-cong-nghe-chien-luoc-quoc-gia-can-co-che-thong-thoang-a165063.html