Doanh nghiệp Việt 'nín thở' chờ thông tin đàm phán thuế với Mỹ

TPO - Cộng đồng doanh nghiệp đang "nín thở" chờ thông tin đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ. Các doanh nghiệp cho biết đang tranh thủ thời gian vàng để xuất khẩu các đơn hàng, tái cơ cấu chuỗi giá trị và xây dựng các kế hoạch dự phòng nhằm giảm thiểu rủi ro.

Tranh thủ tái cơ cấu chuỗi giá trị

Chia sẻ với PV Tiền Phong, ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Thủy sản Minh Phú - cho biết, việc Mỹ áp

Các doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa thị trường để giảm thiểu rủi ro.

Chủ tịch Hiệp hội Da giày tỉnh Bình Dương đề xuất cần thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (R&D) ngay tại Việt Nam, tạo điều kiện để khách hàng trực tiếp trải nghiệm, lựa chọn mẫu mã phù hợp với nhu cầu.

“Về dài hạn, ngành da giày cần được hỗ trợ phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào. Hiệp hội đề xuất xây dựng các khu chợ chuyên biệt để doanh nghiệp có thể thường xuyên trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm, thay vì chỉ phụ thuộc vào các hội chợ lớn được tổ chức định kỳ. Đồng thời, cần tăng cường tổ chức các buổi kết nối giao thương liên tỉnh, liên vùng để mở rộng mạng lưới hợp tác và phát triển thị trường”, ông Vũ chia sẻ.

Đại diện Hiệp hội Dệt may cho biết, các doanh nghiệp đang "nín thở" chờ thông tin đàm phán mới giữa Chính phủ Việt Nam và Mỹ. Các doanh nghiệp cũng kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước cần cập nhật thường xuyên và nhanh nhất tiến trình đàm phán giảm thuế đối ứng của Mỹ, đồng thời trong thời gian đàm phán, cần có biện pháp cụ thể về giải quyết nhanh thủ tục hành chính, chính sách thuế thuế để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Cơ hội tái cấu trúc kinh tế

Liên quan đến kế hoạch, phương án chuẩn bị đàm phán với Mỹ, Bộ Công Thương vừa tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Mỹ áp dụng thuế đối ứng lên hàng xuất khẩu từ Việt Nam” để lắng nghe những đề xuất, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương - cho rằng tình hình thương mại quốc tế đang diễn biến nhanh và khó lường, nhất là trong bối cảnh Mỹ công bố áp dụng chính sách thuế quan mới đối với hàng hóa của nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa) và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ. Do đó, mức thuế bổ sung sẽ tác động mạnh bất lợi, ảnh hưởng lớn đến hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ, như: Dệt may, da giầy chiếm 21,9%; gỗ và sản phẩm từ gỗ chiếm 7,5%; nông - thủy - hải sản chiếm 3,4%...

“Khi bị áp dụng chính sách này, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh hơn với hàng hoá nội địa và hàng hoá từ các nước khác được áp mức thuế thấp hơn khi nhập khẩu vào Mỹ. Điều này gây áp lực lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về khả năng giảm lợi nhuận, thu hẹp đơn hàng và thị phần xuất khẩu, cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng và bị tăng tồn kho, khi các đối tác Mỹ có thể tìm nguồn hàng thay thế từ các nước không bị áp thuế cao”, ông Sơn nói.

Doanh nghiệp Việt 'nín thở' chờ thông tin đàm phán thuế với Mỹ ảnh 2

Bộ Công Thương vừa tổ chức cuộc họp đoàn đàm phán Chính phủ về thuế đối ứng của Mỹ. Ảnh: BCT.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong những ngày qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đang quyết tâm triển khai nhiều hoạt động ngoại giao, đồng thời chỉ đạo Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ vấn đề, tìm kiếm phương án giải quyết hợp lý cho cả 2 bên, hướng đến mục tiêu đạt được thỏa thuận thương mại đối ứng phù hợp, ổn định, cân bằng, cùng có lợi.

Theo ông Diên, những khó khăn từ việc Mỹ áp thuế đối ứng cũng là cơ hội cho Việt Nam chủ động tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp để tạo ra những thay đổi tích cực hơn trong dài hạn và để thực hiện được mục tiêu này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan từ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đến cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục gửi các kiến nghị, đề xuất về Bộ Công Thương trước ngày 20/4 để rà soát và tập trung giải quyết, tháo gỡ theo thẩm quyền hoặc chuyển cho các bộ, ngành và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng xem xét chỉ đạo nhằm giúp các Hiệp hội, doanh nghiệp ứng phó linh hoạt, hiệu quả với tình hình mới, tiếp tục vững vàng vượt qua khó khăn.

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/doanh-nghiep-viet-nin-tho-cho-thong-tin-dam-phan-thue-voi-my-a165284.html