Văn học, nghệ thuật gắn bó máu thịt với nhân dân

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, nền văn học, nghệ thuật nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống 'yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc'.

nghệ thuật - Ảnh 1.

Hội thảo 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước - Ảnh: TTXVN

Hội thảo khoa học quốc gia 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày Văn học, nghệ thuật gắn bó máu thịt với nhân dân - Ảnh 2.Văn học, nghệ thuật gắn bó máu thịt với nhân dân - Ảnh 3.Văn học, nghệ thuật gắn bó máu thịt với nhân dân - Ảnh 4.

Mắt biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vào top 10 đề cử tác phẩm văn học nổi bật của TP.HCM trong cuộc bình chọn top 50 tác phẩm nổi bật thuộc nhiều lĩnh vực của TP.HCM

Văn nghệ sĩ phải tìm đến nhân dân

Hội thảo cũng chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế của văn học, nghệ thuật sau 50 năm ngày đất nước thống nhất, đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cho công tác quản lý, sáng tạo, lý luận, phê bình và phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Văn học, nghệ thuật đương đại vẫn thiếu vắng những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, tương xứng với tầm vóc công cuộc Đổi mới, chưa tương xứng với chiều sâu văn hóa - lịch sử của dân tộc.

Về đội ngũ văn nghệ sĩ, hiện nay đang tồn tại khoảng cách thế hệ rõ rệt. Thế hệ văn nghệ sĩ thành danh chưa có lực lượng kế tục tốt. Lực lượng trẻ tuy năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh với cái mới nhưng lại thiếu chiều sâu trải nghiệm.

Về cơ chế, chính sách phát triển văn học, nghệ thuật, thực tiễn cho thấy có độ trễ đáng kể giữa các chủ trương, chính sách và thực tiễn phát triển mạnh mẽ của văn học, nghệ thuật.

nghệ thuật - Ảnh 3.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại hội thảo - Ảnh: TTXVN

Giải pháp khắc phục, theo TS Nguyễn Duy Bắc là phải phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ giàu tài năng, tâm huyết và bản lĩnh. Đồng thời đảm bảo môi trường sáng tạo tự do, dân chủ, lành mạnh, khuyến khích tinh thần đổi mới, thể nghiệm, gắn bó với chế độ, cuộc sống và nhân dân.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trong phát biểu kết luận hội thảo đã một lần nữa khẳng định phải tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, sứ mệnh của văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên mới.

Xác định rõ văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam...

Trong quản lý, cần chú trọng tính đặc thù của văn học, nghệ thuật; tôn trọng và bảo đảm quyền tự do sáng tạo, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ khát vọng cống hiến và năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ. Quan tâm định hướng, nâng cao trình độ, năng lực cảm thụ thẩm mỹ của công chúng, nhất là thế hệ trẻ.

Về phía đội ngũ văn nghệ sĩ, cần bám sát hơn nữa, đắm mình vào thực tiễn sinh động của đất nước, lý giải và cắt nghĩa sâu sắc những vấn đề mới, quan trọng của đời sống, phấn đấu sáng tạo nhiều hơn nữa những tác phẩm hấp dẫn, sâu sắc về nội dung tư tưởng, mới mẻ về hình thức.

Ông Nghĩa nhấn mạnh văn nghệ sĩ cần phải tìm đến nhân dân, phải chủ động phục vụ nhân dân trong các sáng tác của mình. Bởi chính nhân dân quyết định sức sống lâu bền của các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Nhiều giá trị được khôi phục

Nhà phê bình Ngô Thảo ghi nhận một trong những thành tựu của quản lý văn học, nghệ thuật 50 năm sau ngày đất nước thống nhất đó là khôi phục nhiều giá trị từng bị cấm đoán.

Mấy chục năm qua, cùng với việc mở cửa, mở lòng tiếp nhận những giá trị khác nhau của quốc tế, nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, hay những tác phẩm trong lòng Hà Nội thời Pháp tạm chiếm, sáng tác của người Việt ở nước ngoài, nhiều loại hình thuộc văn hóa dân gian, văn hóa tâm linh được khôi phục, thậm chí phát triển.

50 năm qua, chúng ta cũng đã bảo tồn tài sản đa dạng của các hệ sinh thái văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng.

Giữ "cái tôi" nhà văn trong máu thịt với nhân dân

GS Phong Lê cho biết ngày nay nền văn học, nghệ thuật đang chuyển trách nhiệm lịch sử sang thế hệ 8X và 9X. Đó là thế hệ mà chiến tranh, bao cấp chỉ còn là một hồi quang qua ký ức của người thân và sách vở.

Họ được hưởng một bầu khí quyển khác, để có thể tuyệt đối yên tâm đi tìm cái riêng, cái cá nhân, cái khác biệt cho mình. Họ đã hết bị vướng víu bởi cái "ta" hoặc cái "chúng ta" như bao thế hệ cha ông, thỏa sức sáng tạo.

Nhưng theo GS Phong Lê, những người trẻ phải giữ được cái riêng ấy không va chạm, xung khắc hoặc đối nghịch gì với cộng đồng. Những cộng đồng như Tổ quốc, như nhân dân, những người mang danh hoặc nhân danh là nhà văn, nghệ sĩ vẫn cần và càng cần sự gắn bó.

"Là người chứng kiến và có tham gia ít nhiều vào hành trình văn học của thế kỷ XX đã qua, tôi rất khao khát được thấy sự xuất hiện của họ trong tư cách một đội ngũ vừa tinh anh, vừa hùng hậu, rất khác nhau trong phong cách mà vẫn không nhòa mờ một khát vọng chung của nhân dân, của dân tộc...", GS Phong Lê bày tỏ.

Văn học, nghệ thuật gắn bó máu thịt với nhân dân - Ảnh 4.50 năm thống nhất đất nước, văn học nghệ thuật cố kết lòng người, hàn gắn vết thương

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa ghi nhận văn học nghệ thuật nửa thế kỷ qua đã bền bỉ hun đúc, nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam, là sợi dây bền chặt cố kết lòng người, hàn gắn những vết thương...

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/van-hoc-nghe-thuat-gan-bo-mau-thit-voi-nhan-dan-a165306.html