Nhiều người nổi tiếng quảng cáo sữa sai sự thật cần được xử lý mạnh tay - Ảnh chụp màn hình
Đáng chú ý trong dự Luật Quảng cáo sửa đổi hiện nay có quy định cụ thể về vấn đề quảng cáo sản phẩm của người nổi tiếng.
Dự luật đã định nghĩa rõ người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người có ảnh hưởng là chuyên gia, người có uy tín, người được xã hội chú ý trong lĩnh vực, ngành, nghề cụ thể và những người khác theo quy định của pháp luật về Bệnh viện 108 thu hồi sữa của công ty trong đường dây sản xuất sữa giả
Dự luật cũng nêu rõ với người có ảnh hưởng khi quảng cáo có nghĩa vụ quy định xác minh về độ tin cậy của người quảng cáo; kiểm tra tài liệu liên quan sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo.
Nếu chưa sử dụng hoặc chưa hiểu rõ về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thì không được giới thiệu về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Bùi Hoài Sơn (đại biểu hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội) nêu rõ trong nhiều năm qua, đã chứng kiến không ít trường hợp người nổi tiếng sử dụng danh tiếng cá nhân để tiếp thị sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Thậm chí quảng cáo sai sự thật về công dụng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng cả về kinh tế lẫn sức khỏe.
Ông đề nghị có thể cân nhắc quy định rõ về trách nhiệm liên đới của người nổi tiếng trong quảng cáo sai sự thật, đặc biệt với các sản phẩm có tính chất nhạy cảm như thực phẩm chức năng, sữa, thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế...
Nếu sản phẩm gây hại hoặc có thông tin gian dối, người quảng bá phải chịu phạt hành chính tương xứng, xem xét trách nhiệm dân sự và thậm chí có thể xem xét xử lý hình sự nếu cơ quan chức năng xác định gây hậu quả nghiêm trọng.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/them-quy-dinh-cu-the-de-xu-phat-nguoi-noi-tieng-quang-cao-sai-su-that-a165517.html