Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành - Ảnh: Đ.TRUNG
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành cho biết như vậy tại "Hội thảo khoa học quốc gia về kiểm soát, cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam" diễn ra trong hai ngày 24 và 25-4, do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức.
Ông Thành nói ô nhiễm không khí đang trở thành một trong những thách thức môi trường ở Việt Nam, và đặc biệt ở hai đô thị lớn Hà Nội, TP.HCM.
Theo ông,
Một góc hội thảo - Ảnh: Đ.TRUNG
Tại hội thảo, TS Angela Pratt, trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết chất lượng không khí tại Hà Nội giảm 7%, còn TP.HCM giảm 3% trong những năm qua, cần phải sớm hành động để cải thiện chất lượng không khí.
"Bên cạnh giải quyết tác động của ô nhiễm không khí cũng phải ưu tiên hành động để giải quyết nguồn gây ra ô nhiễm không khí. Toàn xã hội cùng hành động chống ô nhiễm không khí", bà Ramla Khalidi, trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, cho hay.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, trong năm 2025 Chính phủ sẽ xây dựng, triển khai đề án khắc phục ô nhiễm không khí ở các đô thị. Xử lý ô nhiễm không khí cũng được Thủ tướng xem là một trong những vấn đề cấp bách cần phải huy động nguồn lực. Trong khi đó Quốc hội sẽ giám sát tối cao sáu tháng cuối năm 2025, tìm cách xử lý ô nhiễm không khí.
Bụi mịn PM2.5 lớn cỡ nào?
Theo TS Hoàng Dương Tùng - chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn PM2.5 - loại bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn 1/30 sợi tóc, có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập hệ tuần hoàn máu, gây ra nhiều căn bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/bui-min-pm25-o-ha-noi-tphcm-vuot-quy-chuan-khuyen-cao-cua-who-a166433.html