Hậu trường thú vị chưa từng được tiết lộ
Nhắc đến những tác phẩm kinh điển của
NSƯT Thanh Loan đảm nhận vai ni cô Huyền Trang trong phim Biệt động Sài Gòn.
NSƯT Thanh Loan chủ động xin kịch bản và có cuộc gặp định mệnh với đạo diễn Long Vân. "Khi đọc xong kịch bản tôi thấy rất hay. Tôi quyết định tham gia phim, nhưng điều tôi không ngờ được là thời gian quay phim kéo dài quá! Phim mất 4 năm mới hoàn thành", NSƯT Thanh Loan nêu.
Để hóa thân vào vai
Những phân cảnh bắn súng trong phim, diễn viên được sử dụng súng thật, đạn thật để quay. NSƯT Thanh Loan tiết lộ bản thân là một người lính, từng ra thao trường bắn súng AK, súng lục, nên những phân cảnh cầm súng chiến đấu không làm khó được bà.
"Phân cảnh khó nhất khi tôi phải nhảy xuống đầm đầy hoa súng để đẩy thuyền của Tư Chung. Một mình tôi mà phải đẩy con thuyền rất to. Đây là cảnh quay rất đẹp", NSƯT Thanh Loan nói.
NSƯT Thanh Loan tái ngộ nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã - vợ của cố nhà văn Lê Phương - biên kịch của phim Biệt động Sài Gòn. Nhà biên kịch mang tới những bức ảnh của ê-kíp chụp trong quá trình làm phim gợi nhớ những ký ức về một thời khó khăn nhưng nhiều kỷ niệm đẹp trong sự nghiệp làm nghề.
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã gợi lại câu chuyện hậu trường mà NSƯT Thanh Loan không biết. Ngoài phân cảnh ni cô Huyền Trang đi dưới mưa bằng nước đã bị rỉ sét trong thùng xe cứu hỏa, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã tiết lộ câu chuyện liên quan đến vai quần chúng của nhà biên kịch Lê Phương.
![]() |
Nhà biên kịch Lê Phương - biên kịch phim Biệt động Sài Gòn đóng vai quần chúng trong phim. |
"Phân cảnh đi trong mưa cần có diễn viên đi vào để bỏ tiền vào bát khất thực của ni cô Huyền Trang. Nhưng lúc đó không ai chịu vào vì kinh quá. Cuối cùng ông biên kịch phải nhận vai. Đây cũng là vai diễn duy nhất của chồng tôi trong phim Biệt động Sài Gòn", nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã kể lại.
Sức sống mãnh liệt
Đến nay, hơn bốn thập kỷ trôi qua, Biệt động Sài Gòn vẫn là một tượng đài trong lòng nhiều thế hệ yêu điện ảnh, gợi nhớ về một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã khẳng định tính chân thực của phim là một trong những yếu tố khiến Biệt động Sài Gòn
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã tiết lộ câu chuyện hậu trường thú vị của phim Biệt động Sài Gòn.
Biệt động Sài Gòn lên sóng trở lại khi gần đến những ngày kỷ niệm 50 năm Thống nhất hoàn toàn Đất nước. Lực lượng biệt động Sài Gòn là lực lượng đặc biệt và quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cán bộ, chiến sĩ biệt động sống hợp pháp trong thành phố, được biên chế chặt chẽ và hết sức bí mật, được huấn luyện và trang bị vũ khí phù hợp với tác chiến trong nội đô.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/nu-dien-vien-dong-vai-ni-co-huyen-trang-trong-biet-dong-sai-gon-gio-ra-sao-a167091.html