Tác động của sự thay đổi nội tiết tố tới sức khỏe

Nội tiết tố đóng vai trò then chốt trong việc điều hòa các chức năng sinh lý và tâm lý của cơ thể. Tuy nhiên, theo thời gian, mức độ và hoạt động của các hormone này thay đổi, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là lý do thay đổi nội tiết tố theo tuổi tác, và chúng ta có thể làm gì để thích nghi?

Trong bài viết này, Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Thị Mỹ Vân - Giám đốc chuyên môn Phòng khám Drip Hydration Việt Nam sẽ giải mã lý do thay đổi nội tiết tố theo thời gian và gợi ý cách hạn chế tác động của tình trạng này tới sức khỏe.

Tác động của sự thay đổi nội tiết tố tới sức khỏe ảnh 1
Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Thị Mỹ Vân - Giám đốc chuyên môn Phòng khám Drip Hydration Việt Nam

Sự thay đổi nội tiết tố theo từng độ tuổi

Bác sĩ Đào Thị Mỹ Vân cho biết nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi và dao động khác nhau ở từng lứa tuổi, với những đặc điểm cụ thể.

1. Sự thay đổi của nội tiết tố ở tuổi dậy thì (8–18 tuổi)

• Nội tiết thay đổi mạnh mẽ do sự hoạt động của trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục (HPG axis).

• Ở nữ: tăng estrogen, phát triển ngực, kinh nguyệt bắt đầu, thay đổi tâm sinh lý.

• Ở nam: tăng testosterone, phát triển cơ bắp, lông, giọng trầm hơn, bắt đầu xuất tinh.

• Lý do thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn này là sự kích hoạt dần của các tuyến nội tiết để chuẩn bị cho chức năng sinh sản.

2. Sự thay đổi của nội tiết tố ở tuổi trưởng thành (20–40 tuổi)

• Đây là giai đoạn ổn định nhất của hệ nội tiết, các hormone sinh dục, hormone tuyến giáp và tuyến thượng thận ở mức ổn định.

• Ở nữ: chu kỳ kinh nguyệt đều, khả năng sinh sản tối ưu

• Ở nam: testosterone vẫn duy trì tốt, sức khỏe thể chất và tình dục ở đỉnh cao.

Đây là thời điểm "vàng" để duy trì lối sống lành mạnh nhằm hạn chế thay đổi nội tiết về sau.

3. Sự thay đổi của nội tiết tố ở tuổi trung niên (40–60 tuổi)

• Phụ nữ: Bắt đầu tiền mãn kinh (perimenopause) và sau đó là mãn kinh (menopause). Mức estrogen và progesterone giảm mạnh, gây rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, mất ngủ, tâm trạng thất thường.

• Nam giới: Testosterone giảm từ từ, trung bình 1% mỗi năm sau tuổi 30, có thể xuất hiện “mãn dục nam” (andropause): giảm ham muốn, mệt mỏi, trầm cảm nhẹ.

Lý do thay đổi nội tiết tố là sự suy giảm hoạt động của buồng trứng, tinh hoàn, và ảnh hưởng chéo từ tuyến yên và vùng dưới đồi.

4. Sự thay đổi của nội tiết tố ở tuổi già (trên 60 tuổi)

• Mức hormone sinh dục rất thấp, giảm hormone tuyến giáp và hormon tăng trưởng (GH) cũng phổ biến.

• Tăng nguy cơ loãng xương, tiểu đường, sa sút trí tuệ do rối loạn nội tiết đi kèm với các bệnh mãn tính.

• Thay đổi nội tiết ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sau bệnh, giấc ngủ và chức năng nhận thức.

Tác động của sự thay đổi nội tiết tố tới sức khỏe ảnh 2

Nội tiết tố thay đổi nhiều theo từng độ tuổi

Lý do thay đổi nội tiết tố theo tuổi tác

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Thị Mỹ Vân, có nhiều lý do thay đổi nội tiết tố theo tuổi tác - trong đó chủ yếu là do sự suy giảm của các tuyến hormone do lão hóa.

1. Thay đổi nội tiết tố do suy giảm chức năng tuyến nội tiết

Theo thời gian, các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục giảm khả năng sản xuất hormone. Ví dụ, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh sẽ giảm sản xuất estrogen và progesterone, trong khi nam giới giảm testosterone. Ngoài ra, tuyến yên và vùng dưới đồi cũng giảm hiệu quả điều hòa hormone.

2. Thay đổi nội tiết tố do suy giảm độ nhạy cảm của thụ thể hormone

Không chỉ lượng hormone giảm, mà các thụ thể tiếp nhận hormon trên tế bào cũng trở nên kém nhạy hơn. Điều này làm giảm hiệu quả của hormon, ngay cả khi nồng độ của chúng vẫn ở mức bình thường.

3. Thay đổi nội tiết tố do xáo trộn trong quá trình chuyển hóa hormone

Quá trình chuyển hóa và loại bỏ hormone khỏi cơ thể cũng thay đổi theo tuổi tác, ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong máu và tác động của chúng lên cơ thể.

Hệ quả của sự thay đổi nội tiết tố

1. Hệ quả của thay đổi nội tiết tố ở nữ

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh dẫn đến giảm estrogen, gây ra các triệu chứng như bốc hỏa, thay đổi tâm trạng, mất ngủ và tăng nguy cơ loãng xương. Ngoài ra, giảm estrogen cũng liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

2. Hệ quả của thay đổi nội tiết tố ở nam

Sự giảm testosterone ở nam giới có thể dẫn đến giảm khối lượng cơ, mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục và tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.

3. Hệ quả của thay đổi nội tiết đến chuyển hóa và thành phần cơ thể

Sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa, dẫn đến tăng mỡ cơ thể, giảm khối lượng cơ và thay đổi phân bố mỡ. Điều này góp phần vào nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.

Cách thích nghi với sự thay đổi nội tiết tố

Duy trì chế độ ăn cân bằng, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và quản lý căng thẳng có thể giúp cân bằng nội tiết tố và giảm thiểu tác động tiêu cực của sự thay đổi nội tiết.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Thị Mỹ Vân, việc kiểm tra định kỳ nồng độ hormone và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nội tiết có thể giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn nội tiết. Trong một số trường hợp, liệu pháp hormon thay thế có thể được xem xét dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

Drip Hydration ra đời tại Mỹ vào năm 2016, hiện đã có mặt tại 50 tiểu bang ở Mỹ, trên 100 thành phố lớn ở 20 quốc gia khắp 5 châu lục (trong đó có Việt Nam). Drip Hydration đã trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe chủ động với giải pháp truyền tĩnh mạch (IV therapy) hiệu quả, hỗ trợ ngủ ngon, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường năng lượng để trẻ lâu, sống khỏe.

Tìm hiểu các thông tin về Drip Hydration tại https://driphydration.com/ (Mỹ) và https://driphydration.vn/ (Việt Nam)

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/tac-dong-cua-su-thay-doi-noi-tiet-to-toi-suc-khoe-a167262.html