Chuyện ít biết phía sau tượng đài lịch sử

TP - Gần 30 năm dấn thân điêu khắc, Đinh Gia Thắng là tác giả của nhiều tượng đài lớn, nhỏ, trong đó không thể không kể tới tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng trên đất Quảng Nam. Trong nắng chuyển mùa của Hà Nội vào những ngày cuối tháng 4 lịch sử, lần đầu tiên điêu khắc gia chịu hé lộ những vui buồn đằng sau hành trình sinh nở “đứa con tinh thần” nổi tiếng.

Tay trắng khi tượng mẫu sập

Năm 1980, Đinh Gia Thắng tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Anh học chuyên ngành hội họa nhưng nên duyên cùng điêu khắc. Trước khi gắn bó với điêu khắc, Đinh Gia Thắng hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc và

Điêu khắc gia Đinh Gia Thắng bên tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng.

Đinh Gia Thắng làm tượng đài ghi dấu ký ức bi hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Anh kể: “Tôi sinh ra ở Hà Nội. Mẹ tôi là giáo viên dạy văn, bà đi chiến trường B từ những năm 1971, 1972 đến giải phóng miền Nam. Tôi ảnh hưởng từ mẹ rất nhiều. Nhờ mẹ, tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều cô chú từng hoạt động ở miền Nam. Chị Phan Thị Quyên, vợ anh Trỗi là học trò của mẹ tôi. Chúng tôi hay nói chuyện với nhau. Những câu chuyện của mẹ, của các cô chú để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi”. Tượng đài Chiến thắng Xuân Mậu Thân là tượng đài đầu tiên của Đinh Gia Thắng, đặt ở Tam Kỳ, Quảng Nam. Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ra đời sau tượng đài Chiến thắng Xuân Mậu Thân nhưng lại là tượng đài đầu tiên về đề tài người mẹ của điêu khắc gia. Anh cho biết: “Tượng đài khánh thành nhân dịp 40 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975 - 24/3/2015) và 40 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015). Nhưng ý tưởng về tượng đài đã có từ năm 2005”. Mỗi tượng đài thường “tiêu” của điêu khắc gia khoảng vài năm đến chục năm trời, với bao nhiêu thử thách, gian truân. Nhìn lại hành trình làm tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, Đinh Gia Thắng trầm ngâm: “Đó là khoảng thời gian căng thẳng của tôi. Tôi đã đứng bên bờ vực phá sản”.

Chuyện ít biết phía sau tượng đài lịch sử ảnh 2

Tác phẩm Kỷ nguyên vươn mình.

Anh nhớ lại: “Giai đoạn đầu chưa có định mức, đơn vị tư vấn tính khoảng 200 tỷ đồng nhưng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam chỉ đạo chỉ làm dưới trăm tỷ đồng. Kinh phí eo hẹp. Tượng mẫu bằng đất sét nặng cả ngàn tấn, khung không đủ sức chịu đựng đã sập đúng ngày 20/7/2009, như bom nổ, như động đất khiến tôi bàng hoàng, bủn rủn. Trong đống đổ nát, tôi nghe có tiếng người kêu ú ớ liền gọi thợ mang máy móc tháo dỡ thì phát hiện một người thợ đang nằm phía dưới. May quá, cậu ấy không sao, chỉ bị trầy xước nhẹ. Ngay sau đó, cơn bão số 9 đi qua phá tan tành những gì còn lại. Tôi trắng tay. Anh em điêu khắc khi ấy dự đoán chắc chắn tôi lỗ to”. Tiếp tục bước tiếp hay dừng lại là câu hỏi đặt ra trong khoảng thời gian đen tối. Và Đinh Gia Thắng chọn bước tiếp, anh tự bỏ tiền túi ra làm lại tượng mẫu: “Lần trước cũng làm móng bằng bê tông nhưng nhỏ. Lần này tôi làm móng liền, chơi hẳn móng khổng lồ cho tượng mẫu, Một cuộc đầu tư lớn, bao nhiêu tài sản của tôi đều đổ vào đó, có gì cầm cố được thì tôi cầm cố luôn. Lúc này, người ta mới bắt tay vào xây dựng định mức. Tôi làm đến đâu họ chấm công theo giờ, tính vật tư… Từ đây xây dựng dự toán, thẩm định lại để điều chỉnh dự án. Trong lúc điều chỉnh dự án tôi đã hoàn thành tượng mẫu, nợ đầm đìa, ngân hàng liên tục hối thúc, đòi siết nhà, vợ tôi lúc ấy lại đang mang thai. Tình hình nguy khốn”.

Chuyện ít biết phía sau tượng đài lịch sử ảnh 3

Điêu khắc gia đang hoàn thiện chế tác đá cho tượng đài Huyền thoại Trường Sơn, tại xưởng của mình.

Hàng ngàn lượt người thăm tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng
Khánh thành tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng tại Quảng Nam
Khánh thành tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng tại Quảng Nam
Nông Hồng Diệu

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/chuyen-it-biet-phia-sau-tuong-dai-lich-su-a167344.html