Yêu cải lương từ Bắc xuôi Nam

Sau những ngày đỏ lửa năm 1975, có một gia đình nghệ sĩ từ miền Bắc về phương Nam, gắn bó và thành danh trở thành những nghệ sĩ, nhạc công nổi tiếng ở lĩnh vực cải lương, điện ảnh.

cải lương - Ảnh 1.

NSND Thanh Vy và em trai, nhạc sĩ Văn Hai

Đó là gia đình nghệ sĩ đã cùng góp phần xây dựng nên Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, Trường Nghệ thuật sân khấu 2... Họ là các nghệ sĩ Mạnh Dung, Thanh Dậu, Thanh Vy, nhạc sĩ Văn Hai...

Nàng Xê Đa của làng cải lương

Nghệ sĩ Thanh Vy sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghệ thuật. Cha là nhạc công đờn tranh có tiếng Trần Vân và mẹ là nghệ sĩ hài Vân Quí. Ông bà là những nghệ sĩ cải lương kỳ cựu trong Đoàn cải lương Kim Chung nổi tiếng của ông bầu Long. 

Sau đó ông bầu Long vào Nam lập nên đại bang Kim Chung vang danh tới năm, sáu đoàn, là cái nôi của rất nhiều tài danh cải lương như Minh Cảnh, Minh Phụng, Yêu cải lương từ Bắc xuôi Nam - Ảnh 2.

Đoàn cải lương Nam Bộ diễn phục vụ bộ đội và bà con tại Đông Hà, Quảng Trị năm 1973

Ông Hùng Tấn là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, ban đầu ông là diễn viên Đoàn kịch nói Nam Bộ, sau chuyển sang Đoàn cải lương Nam Bộ, rồi phát huy khả năng sáng tác với cả trăm kịch bản sân khấu, trong đó có nhiều vở nổi tiếng như Kẻ ngoại tình, Chim Việt cành Nam, Tình yêu và lời đáp, Huyền thoại một tình yêu...

Năm 1975, giải phóng miền Nam, Trung ương cử các đoàn nghệ thuật từ miền Bắc vào miền Nam tăng cường khoảng một năm, trong đó có Đoàn cải lương Nam Bộ. Thanh Vy không chỉ vào Nam theo chồng mà với bà còn là sự háo hức. 

Bởi quá yêu mến cải lương miền Nam nên bà cũng rất mong về mảnh đất ấy để có thể gặp gỡ, tiếp xúc với những thần tượng cải lương mà bà đã nghe danh từ lâu.

Đoàn cải lương Nam Bộ "chào sân" khán giả Sài Gòn với vở cải lương Kiều Nguyệt Nga mà Thanh Vy đóng chánh. Có nghệ sĩ Út Trà Ôn đến xem và lên tặng hoa cho đoàn. 

Tuy nhiên, khán giả miền Nam còn xa lạ với nghệ sĩ cải lương đến từ đất Bắc nên ban đầu các suất hát rất... ế! Hỏi Thanh Vy có buồn, có nản không, bà nói rằng có chút chạnh lòng nhưng rồi vì quá đam mê nghề, bà nghĩ mình cứ tận tâm, hết lòng với vai diễn, với nghề thì sẽ không hối tiếc.

cải lương - Ảnh 3.

Nàng Xê Đa là vai diễn để đời của nghệ sĩ Thanh Vy

Sau thời hạn một năm, không ít nghệ sĩ từ các đoàn quay về lại miền Bắc. Thanh Vy là một trong số nghệ sĩ đất Bắc hiếm hoi ở lại. Đoàn cải lương Nam Bộ là cơ sở hình thành nên Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang hôm nay. 

Cứ thế, cùng các nghệ sĩ khác, Thanh Vy chinh phục khán giả qua từng vai diễn trong các vở Đêm phán xét, Chim Việt cành Nam, Thái hậu Dương Vân Nga... Khoảng năm 1983, đạo diễn Đoàn Bá đạo diễn vở Nàng Xê Đa, ông gây bất ngờ khi chọn Thanh Vy đóng chánh.

Con mắt tinh tường của Đoàn Bá cộng với diễn xuất tinh tế của Thanh Vy đã xây dựng nên một Nàng Xê Đa Thanh Vy để đời. Vở diễn liên tục suốt mấy năm trời, là vở gây sốt vé của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang với gần 2.000 suất diễn. 

Từ những thành công đó đã góp phần khẳng định gương mặt Thanh Vy trong làng cải lương TP.HCM vốn có rất nhiều ngôi sao nhiều thế hệ. Khi cải lương đi xuống bà vẫn tiếp tục được khán giả nhớ đến ở sàn kịch Idecaf, những vai diễn trên màn ảnh nhỏ.

Với TP.HCM, nghệ sĩ Thanh Vy xem đây là quê hương thứ hai: "Tôi đã quen với phong tục, tập quán của mảnh đất phương Nam, ra đường tôi toàn nói tiếng Nam nên cũng ít người nhận ra tôi là người miền Bắc. Mảnh đất này cực kỳ đáng yêu vì sự cởi mở, chân tình, tiếp nhận người từ khắp các miền về đây sinh sống và phát huy tài năng", Thanh Vy bày tỏ.

Định mệnh với đất phương Nam

Nếu ai đã xem phim truyền hình Đất phương Nam có lẽ không thể quên được nhân vật Ông Ba bắt rắn. Vai diễn khiến nhiều người yêu thích vì thể hiện được sự chơn chất của ông già Nam Bộ. Tuy nhiên, người thể hiện nhân vật lại là nghệ sĩ đất Bắc, nhà giáo Mạnh Dung.

cải lương - Ảnh 4.

Hai chị em Thanh Dậu và Thanh Vy trong vở cải lương Tiếng súng đầu xuân diễn tại rạp Quốc Thanh năm 1975

Nghệ sĩ Mạnh Dung là chồng nghệ sĩ Thanh Dậu. Bà Thanh Dậu là chị gái của nghệ sĩ Thanh Vy, hai cô đào tài sắc trong gia đình nghệ sĩ cải lương nhà nòi. 

3 tuổi nghệ sĩ Thanh Dậu đã lên sân khấu Đoàn cải lương Kim Chung. Có năng khiếu nên bà được tuyển thẳng vào lớp đào tạo diễn viên cải lương đầu tiên của miền Bắc năm 1957 theo phương thức truyền nghề từ những ông thầy tuồng giỏi. Ở đây bà gặp được người đàn ông của đời mình là nghệ sĩ Mạnh Dung. Kết thúc lớp học họ về hoạt động tại Đoàn Thanh Niên của Đoàn cải lương Chuông Vàng.

Ông Mạnh Dung sắc vóc đẹp, ca diễn hay nên nhanh chóng trở thành kép chánh. Bà Thanh Dậu sau vài vai phụ cho ông cũng đã trở thành đào chánh. Khoảng năm 1969, Đoàn cải lương Nam Bộ thiếu nhân lực, các nghệ sĩ Mạnh Dung, Thanh Dậu, Kim Xuân, Tiêu Lang... đã về hoạt động tại đây.

Thanh Dậu cho biết để hòa nhập không khí của một đoàn Nam Bộ, vợ chồng bà phải mất cả năm trời để học nói, thoại, ca giọng miền Nam. Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, anh em trong gia đình họ gồm: Mạnh Dung, Thanh Dậu, Thanh Vy, Hùng Tấn, nhạc sĩ Văn Hai đã cùng sát cánh với Đoàn cải lương Nam Bộ đi biểu diễn ở khắp các chiến trường.

Năm 1975, năm người cũng theo chuyến tàu từ Bắc vào Nam để phát triển nghệ thuật ở vùng đất mới. Đâu được chừng hai năm, vì để thành lập Nhà hát Cải lương Trung ương nên nghệ sĩ Mạnh Dung, Thanh Dậu được điều về Hà Nội hỗ trợ. Mạnh Dung làm kép chánh của nhà hát, còn nghệ sĩ Thanh Dậu vừa biểu diễn vừa đảm nhiệm vị trí trưởng đoàn 2 của Nhà hát Cải lương Trung ương.

Ông bà còn phụ trách đào tạo nghệ sĩ. Để phát triển nghề nghiệp, nghệ sĩ Mạnh Dung thi đậu vào lớp đạo diễn sân khấu đầu tiên của Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, vì có những lời mời từ Trường Nghệ thuật sân khấu 2 TP.HCM, nên khoảng 1984 ông bà lại khăn gói về Nam và gắn bó đến ngày nay.

Bà Dậu kể lúc đó người của Bộ Văn hóa gọi lên hỏi xem họ có tâm tư gì không, sao lại vào Nam khi vị trí ngoài này rất vững chắc. 

cải lương - Ảnh 5.

Nghệ sĩ Mạnh Dung và Thanh Dậu trong vở cải lương Tiếng súng đầu xuân

Nghệ sĩ Mạnh Dung chia sẻ: "Tôi đã có thời gian gần nửa đời người hoạt động, ca cải lương ở miền Bắc. Từ khi về hoạt động Đoàn cải lương Nam Bộ tôi càng nhận rõ hơn về gốc rễ của cải lương, bộ môn mà tôi đam mê. 

Nam Bộ là gốc, là cội nguồn của cải lương. Tôi muốn trở về để tìm hiểu sâu hơn và được thỏa đam mê làm nghề!".

Khi về TP.HCM, ông làm giảng viên bộ môn kỹ thuật biểu diễn khoa cải lương Trường Nghệ thuật sân khấu 2, bà dạy hóa trang, phụ giảng cho ông, họ gắn bó với trường cho đến ngày về hưu. 

Bà bảo thời gian đó nghệ sĩ Mạnh Dung vừa dạy vừa làm đạo diễn nên ông rất hạnh phúc vì hoạt đúng sở trường và được làm những gì mong muốn. Ông dựng nhiều vở như Tấm áo ân tình, Hoàng hậu hai vua, Cánh buồm trắng... Đặc biệt, ông còn dựng chung với nghệ sĩ Yêu cải lương từ Bắc xuôi Nam - Ảnh 7.Nàng Xê Đa làm nóng sàn diễn cải lươngĐỌC NGAY

"Tôi thích những người Nam Bộ bởi lối sống hết mình, chân thành, phóng khoáng và rất nghĩa tình. Có lẽ vì thế nên khi chúng tôi vào sống ở TP.HCM, nhiều người cứ tưởng chúng tôi là người miền Nam chính gốc", nghệ sĩ Mạnh Dung nói.

Cả gia đình nghệ sĩ đó gồm: Mạnh Dung, Thanh Dậu, Thanh Vy, soạn giả Hùng Tấn (đã mất), nhạc sĩ Văn Hai, nhạc sĩ Văn Thắng nhiều người đã về hưu nhưng vẫn gắn bó với hoạt động văn hóa nghệ thuật thành phố. 

Vợ chồng nghệ sĩ Mạnh Dung, Thanh Dậu thường góp mặt ở nhiều bộ phim và các sự kiện điện ảnh, cải lương. Nghệ sĩ Thanh Vy sức khỏe kém hơn nhưng cứ khỏe khỏe bà lại xuất hiện gặp gỡ mọi người.

Nhạc sĩ Văn Hai vẫn tham gia biểu diễn và đến các diễn đàn văn nghệ dân tộc của một số trường đại học. Nhạc sĩ Văn Thắng vẫn gắn bó tiếng đàn dân tộc ở các hoạt động du lịch. Gia đình nghệ thuật đó đã góp phần làm nên chấm phá trong bức tranh văn hóa nghệ thuật 50 năm của thành phố thật đa dạng, độc đáo và rực rỡ.

Khoảng những năm 1950 khi ông Bảy Bá (tức soạn giả Viễn Châu) ra Hà Nội đã thân với ông Trần Vân. Khoảng năm 1980 khi Đoàn Sài Gòn 1 ra Hà Nội diễn, ông Trần Vân đã đón ba thầy đờn, trong đó có nhạc sĩ Bảy Bá về nhà ông ở.

Sau này, ông Trần Vân vào TP.HCM sống với con gái Thanh Vy, khi ông mất năm 1996 soạn giả Viễn Châu đã đến khóc thương bạn già và cứ tiếc: "Sao đi đột ngột không nói gì vậy Vân ơi?".

Yêu cải lương từ Bắc xuôi Nam - Ảnh 1.Đường về phương Nam, nghiên cứu mới về đờn ca tài tử và cải lương của Nguyễn Lê Tuyên

Sách 'Đường về phương Nam, nghiên cứu mới về đờn ca tài tử và cải lương' là những tìm tòi của tiến sĩ Nguyễn Lê Tuyên nhằm mở ra nhiều khía cạnh, những điểm sáng đưa đờn ca tài tử và nghệ thuật cải lương vang danh khắp nơi.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/yeu-cai-luong-tu-bac-xuoi-nam-a167713.html