Các bác sĩ khuyến cáo khi đi rừng nên trang bị các phương tiện phòng chống côn trùng - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 5-5, BSCKII Lê Anh Tuấn - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân 115 - cho hay bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị thành công cho cụ ông bị vắt cắn khi đi rừng dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Trước đó bệnh nhân nam, 70 tuổi, nhập Gắp con vắt sống cả tháng trong mũi bé 7 tuổiĐỌC NGAY
Người bệnh được chẩn đoán nhiễm trùng huyết (sepsis) và bắt đầu điều trị với hai loại kháng sinh theo kinh nghiệm, nhằm bao phủ tác nhân vi khuẩn thường gặp.
Sau hai ngày điều trị với kháng sinh, người bệnh hết sốt, tiểu cầu tăng trở lại, men gan giảm dần về mức gần bình thường. Sau 5 ngày, kết quả cấy máu dương tính với vi khuẩn Klebsiella pneumoniae.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 cho hay nguy cơ nhiễm trùng thứ phát sau khi bị côn trùng hút máu cắn tuy không phổ biến, nhưng không phải hiếm. Đặc biệt, Klebsiella pneumoniae là vi khuẩn gram âm có độc lực cao, có thể gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm tính mạng.
Các loại côn trùng như vắt, đỉa, muỗi rừng... có thể là trung gian mang vi khuẩn. Khi lớp da bị rách, vi khuẩn xâm nhập sẽ gây nhiễm trùng nếu không được xử trí đúng cách.
Các bác sĩ khuyến cáo khi đi rừng nên trang bị các phương tiện bảo hộ, phòng tránh côn trùng hoặc sinh vật hút máu cắn.
Khi bị côn trùng cắn, cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng, theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, chảy dịch, sốt...
Nếu có biểu hiện bất thường kéo dài như sốt, mệt mỏi, xét nghiệm bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Đặc biệt ở người cao tuổi hoặc có bệnh nền, nguy cơ nhiễm trùng huyết cao hơn và cần cảnh giác.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/di-rung-cu-ong-70-tuoi-bi-vat-can-suyt-chet-a168344.html