Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe - Ảnh 1.

"Điều quan trọng không nằm ở việc phê bình, mà là cách phản hồi tích cực có định hướng, giúp học sinh hiểu rõ cảm xúc, hành vi và hệ quả thay vì chỉ cảm thấy mình bị gán nhãn hay bị loại trừ khỏi tập thể" - TS Giang Thiên Vũ - giảng viên tâm lý học, Trường đại học Sư phạm TP.HCM - Ảnh minh họa AI

Theo dự thảo, học sinh sẽ bị kỷ luật nếu vi phạm Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe - Ảnh 2.Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe - Ảnh 2.Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?ĐỌC NGAY

Thầy Ngô Văn Hải - hiệu trưởng Trường THPT Phạm Kiệt (Ba Tơ, Quảng Ngãi) - cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với tinh thần của dự thảo: "Về quan điểm cá nhân, tôi đồng tình với việc Bộ GD-ĐT bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập đối với học sinh. Kỷ luật trong nhà trường cần được nhìn nhận như một phương pháp giáo dục, chứ không đơn thuần là một hình thức xử phạt.

Việc áp dụng các phương pháp kỷ luật tích cực sẽ giúp học sinh có cơ hội tu dưỡng, rèn luyện, sửa chữa khuyết điểm và khắc phục hậu quả từ hành vi của mình. Đồng thời cách tiếp cận này cũng thể hiện tính nhân văn, bao dung của nền giáo dục".

Tuy vậy, thầy Hải cũng cho rằng ở bậc THCS và THPT, cần có thêm hình thức khiển trách đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng. Đây là bước cần thiết để các em nâng cao ý thức trách nhiệm, từ đó có sự chuyển biến thực sự trong nhận thức và hành vi.

Học sinh phản ứng khác nhau 

Về phía học sinh cũng có những phản ứng khác nhau về dự thảo này. Em Gia Thy - học sinh lớp 10 tại TP.HCM - cho rằng hiệu quả của những hình thức như nhắc nhở, phê bình hay viết bản tự kiểm điểm còn phụ thuộc vào nhận thức của từng học sinh. Có bạn sẽ thật sự hối lỗi và sửa sai, nhưng cũng có bạn cho rằng như vậy là quá nhẹ, không ảnh hưởng gì, nên dễ tái phạm.

Gia Thy cũng chia sẻ thêm về băn khoăn của mình với cách chia mức kỷ luật hiện tại: "Em nghĩ có thể sẽ không công bằng lắm, vì nếu hình thức kỷ luật đều giống nhau thì sẽ khó phân biệt được mức độ nghiêm trọng của hành vi. Những bạn vi phạm nhẹ và vi phạm nặng mà đều chỉ bị nhắc nhở hay viết kiểm điểm thì có vẻ chưa thật sự thỏa đáng".

Tương tự, em Trần Hồng Anh Thư - học sinh lớp 12 Trường THPT Vĩnh Bình (Tiền Giang) - cho rằng với học sinh tiểu học, do các em còn nhỏ, chưa nhận thức được đầy đủ hành vi của mình nên việc nhắc nhở hoặc yêu cầu xin lỗi là một cách nhẹ nhàng, phù hợp để khuyên răn và giáo dục.

Còn đối với học sinh THCS và THPT, việc viết bản kiểm điểm sẽ giúp các bạn nhìn lại lỗi sai, ghi nhớ lâu hơn và học cách chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Nên về cơ bản, em đồng tình với các hình thức này, miễn là kỷ luật được áp dụng đúng, phù hợp và công bằng với từng hành vi vi phạm.

Tuy nhiên với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, em nghĩ các biện pháp nhẹ như nhắc nhở hay kiểm điểm có thể chưa đủ sức răn đe. Lúc này nhà trường cần áp dụng những hình thức kỷ luật nghiêm khắc hơn, như mời phụ huynh, tạm đình chỉ học hoặc tăng cường các biện pháp giáo dục có tính răn đe, để các bạn nhận thức rõ hơn về hậu quả hành vi của mình.

Thăm dò ý kiến

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến về kỷ luật học sinh vi phạm. Theo đó, học sinh tiểu học sẽ bị nhắc nhở hoặc yêu cầu xin lỗi, học sinh cấp 2, 3 bị nhắc nhở, phê bình hoặc viết bản tự kiểm điểm. Theo bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Nên chia theo mức độ vi phạm để đảm bảo công bằng

Bổ sung phạt lao động công ích với học sinh vi phạm nghiêm trọng

Ý kiến khác

Bình chọnXem kết quả
Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe - Ảnh 4.Cho học sinh đọc và suy ngẫm thay vì kỷ luật

Thay vì kỷ luật học sinh, Trường THCS Bình Khánh làm phòng ‘Đọc và suy ngẫm’ để những em vi phạm có thời gian nhìn nhận cái sai của mình.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/du-thao-ky-luat-hoc-sinh-can-nhan-van-nhung-cung-phai-du-suc-ran-de-a169331.html