Cần hướng tới giáo dục học sinh tích cực, tuy nhiên theo nhiều giáo viên, vẫn cần những “biện pháp mạnh”. Trong ảnh: Cô trò Trường THPT Võ Văn Kiệt, Q.8, TP.HCM trong một tiết học - Ảnh: ANH KHÔI
Dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và Indonesia thí điểm đưa học sinh cá biệt vào trại huấn luyện quân sựĐỌC NGAY
"Điều nhà giáo dục cần là các hình thức đình chỉ học tập và buộc thôi học phải nằm trong thang kỷ luật với những quy định thật chặt chẽ và hợp lý.
Để trong trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật nghiêm trọng nhà trường có thể cân nhắc thực hiện đúng quy trình, tránh oan sai cho học sinh và đảm bảo các biện pháp tốt nhất để giáo dục học sinh, tạo cơ hội cho các em quay lại với môi trường học tập trong nhà trường sớm nhất.
Việc dự thảo thông tư xóa bỏ các hình thức nêu trên nhưng không đưa ra được các hình thức xử lý khác vô hình trung sẽ đẩy hoàn toàn trách nhiệm kỷ luật học sinh về cho giáo viên và nhà trường mà thầy cô và ban giám hiệu trường lại không có căn cứ cụ thể để giáo dục các em tốt nhất. Tình thế này sẽ buộc các giáo viên một là thỏa hiệp, bỏ qua lỗi nặng của học sinh để không bị áp lực; hai là sử dụng những biện pháp tiêu cực khác để đối phó", thầy Du nhận định.
Đánh giá khá cao về việc bãi bỏ các hình thức kỷ luật như cho thôi học 1 năm, đình chỉ học tập đối với học sinh trong dự thảo thông tư về khen thưởng, kỷ luật học sinh là cần thiết và nhân văn, thầy giáo Võ Kim Bảo, tổ trưởng tổ ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM, chia sẻ góc nhìn về việc kỷ luật học sinh hiện nay rất khó thực hiện đối với giáo viên.
Theo thầy Bảo, giáo viên không hẳn là cần được cho phép thực hiện các biện pháp mạnh. Điều mà nhà giáo cần nhất là sự phối hợp và lòng tôn trọng của cha mẹ học sinh khi xử lý vấn đề kỷ luật học sinh. Khi học sinh vi phạm kỷ luật, nhà trường rất cần sự phối hợp của cha mẹ học sinh để giúp con nhận ra lỗi lầm thay cho sự bao bọc hay các hành vi gây tổn thương danh dự, lòng tự trọng của nhà giáo.
Vì vậy các nhà giáo cần có căn cứ cụ thể rõ ràng được quy định trong thông tư mới để họ có thể áp dụng các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đúng quy định nhưng vẫn đảm bảo giáo dục được học sinh.
Quy định rõ trách nhiệm của các bên
Theo thầy giáo Nguyễn Công Phúc Khánh, phó hiệu trưởng phụ trách Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP.HCM, dự thảo thông tư đã xóa bỏ cái cũ nhưng chưa đưa ra những quy định rõ ràng trong các biện pháp xử lý kỷ luật học sinh thay thế.
"Tâm lý, tình cảm, đời sống của học sinh hiện nay rất khác trước đây. Đối tượng phụ huynh học sinh cũng khác so với trước đây nên nhà trường và giáo viên cần có quy định cụ thể, rõ ràng làm căn cứ pháp lý để khen thưởng, kỷ luật học sinh.
Chẳng hạn, chúng ta có thể có các biện pháp kỷ luật phù hợp với các lỗi sai của học sinh tùy vào vi phạm nặng nhẹ để các em có thể lao động đóng góp có ích cho nhà trường, cho cộng đồng xung quanh. Nhưng khi nhà trường thực hiện yêu cầu các em học sinh phải lao động trong hè, phải vệ sinh trường lớp... thì phụ huynh học sinh có thể phản ứng.
Vì thế, tôi cho rằng muốn giáo dục học sinh tốt thì thông tư mới về khen thưởng, kỷ luật học sinh phải đưa ra các biện pháp kỷ luật cụ thể, rõ ràng cũng như phân rõ vai trò của nhà trường - gia đình - cơ quan chính quyền trong việc phối hợp các biện pháp để giáo dục học sinh, cho các em tiến bộ theo hướng tích cực", thầy Khánh nêu ý kiến.
* Ông Đỗ Đình Đảo (hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, TP.HCM):
Cần có cái nhìn toàn diện
Tôi rất mừng khi Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến về dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Tôi mong thông tư sẽ sớm được ban hành. Bởi hiện nay các nhà trường đang gặp khó khăn không biết phải áp dụng thông tư nào để hướng dẫn kỷ luật học sinh trong nhà trường. Vì thông tư 08 năm 1988 hiện vẫn còn hiệu lực.
Nhưng điều lệ THCS, THPT được ban hành theo thông tư 32 năm 2020 có mục nói về khen thưởng và kỷ luật học sinh, trong đó các hình thức kỷ luật học sinh gồm nhắc nhở, hỗ trợ, khiển trách, thông báo tới cho cha mẹ học sinh và tạm dừng học có thời hạn để thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định. Kể từ khi thông tư 32 ra đời, các nhà trường đang gặp khó khăn, không biết phải áp dụng quy định nào về xử lý kỷ luật học sinh.
Thăm dò ý kiến
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến về kỷ luật học sinh vi phạm. Theo đó, học sinh tiểu học sẽ bị nhắc nhở hoặc yêu cầu xin lỗi, học sinh cấp 2, 3 bị nhắc nhở, phê bình hoặc viết bản tự kiểm điểm. Theo bạn:Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Nên chia theo mức độ vi phạm để đảm bảo công bằng
Bổ sung phạt lao động công ích với học sinh vi phạm nghiêm trọng
Ý kiến khác
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/du-kien-bo-hinh-thuc-ky-luat-dinh-chi-hoc-tap-lo-giao-vien-nha-truong-gap-kho-a169416.html