An ninh lương thực châu Á bị đe dọa, gạo Việt đứng giữa 'tâm bão'

TPO - Theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), các chuyên gia cảnh báo rằng căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan có thể kéo theo một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực diện rộng trên toàn châu Á.

Nỗi lo nguồn cung gạo Một người dân đang gieo cấy lúa trên cánh đồng ở ngoại ô Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: Reuters.

Theo ông Kurup, chiến lược định giá thấp kéo dài của Ấn Độ trong vài năm qua đã gây ra những biến động sâu sắc trên thị trường gạo quốc tế, khiến các nước xuất khẩu đối thủ như Việt Nam và Thái Lan buộc phải giảm giá để cạnh tranh.

Trong quý đầu tiên, xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm 1/3 xuống còn 2,1 triệu tấn, khi nhiều quốc gia chuyển sang mua gạo giá rẻ của Ấn Độ.

Dự báo, xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ giảm 24% trong năm nay, trong khi Việt Nam cũng có thể chứng kiến mức giảm 17%.

Đáng chú ý, giá gạo thế giới đang dao động quanh mức 390 USD/tấn và có xu hướng tăng do bất ổn địa chính trị.

Nếu Ấn Độ rút khỏi thị trường hoặc hạn chế xuất khẩu do xung đột, cấu trúc thị trường sẽ đảo lộn một lần nữa, các nước phụ thuộc vào nhập khẩu như Malaysia sẽ phải trả giá cao hơn cho cùng một lượng hàng, hoặc tệ hơn là không thể đảm bảo đủ hàng”.

Việt Nam giữa "tâm bão" cung ứng

Trước những biến động lớn tại Nam Á, thị trường gạo Việt Nam vẫn đang giữ được sự ổn định tương đối, nhờ nguồn cung trong nước dồi dào và chính sách điều tiết giá hợp lý.

Theo cập nhật từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được chào bán ở mức khoảng 398 USD/tấn, cao hơn giá gạo cùng loại từ Ấn Độ nhưng vẫn thấp hơn Thái Lan.

Đại diện VFA cho biết: “Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây biến động nhẹ theo xu hướng chung của khu vực. Thị trường vẫn trầm lắng sau kỳ nghỉ lễ và nhu cầu từ các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia chưa thực sự bùng nổ. Chúng tôi đang theo sát tình hình xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan để có phương án phản ứng linh hoạt, cả về chính sách giá và kiểm soát đơn hàng”.

Tại các tỉnh trọng điểm sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang và Cần Thơ, giá lúa nguyên liệu có xu hướng tăng nhẹ do nhu cầu xuất khẩu dần hồi phục sau kỳ nghỉ lễ. Các chủ doanh nghiệp và hợp tác xã đã bắt đầu tăng mua tích trữ trong bối cảnh nhiều quốc gia nhập khẩu có thể tăng đơn hàng đề phòng thiếu hụt trong khu vực.

An ninh lương thực châu Á bị đe dọa, gạo Việt đứng giữa 'tâm bão' ảnh 2

Việt Nam giữa tâm bão chuỗi cung ứng. Ảnh minh họa: IT.

Trên thị trường nội địa, giá gạo bán lẻ tại các chợ truyền thống vẫn duy trì ổn định. Các mặt hàng phổ thông như gạo trắng thông dụng, gạo thơm Jasmine hay gạo nếp đều giữ mức giá cũ. Người tiêu dùng không ghi nhận hiện tượng thiếu hàng hay đầu cơ tăng giá, một phần nhờ nguồn cung ổn định từ các địa phương và sự kiểm soát sát sao của cơ quan quản lý.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang cũng cho biết, dù giá lúa có tăng nhẹ nhưng “không xảy ra tình trạng gom hàng, tích trữ bất thường từ phía nông dân hay doanh nghiệp”.

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang đứng trước nguy cơ đứt gãy, sự ổn định tương đối của thị trường gạo Việt Nam chính là điểm tựa cho khu vực, đồng thời cũng là phép thử cho năng lực điều tiết, định hướng và bảo vệ người tiêu dùng của toàn bộ hệ thống nông nghiệp - lương thực quốc gia.

Ấn Độ dỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo gây sức ép gì cho Việt Nam?
Giá gạo Việt xuất khẩu tăng, vượt qua Ấn Độ
Việt Nam xuất khẩu gạo cho 3 tỷ người làm lương thực chính
Việt Nam xuất khẩu gạo cho 3 tỷ người làm lương thực chính
Theo SCMP, VFA, Reuters

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/an-ninh-luong-thuc-chau-a-bi-de-doa-gao-viet-dung-giua-tam-bao-a169814.html