Làm thế nào để nhận được tiền bồi thường khi người vi phạm đã đi tù?

Gia đình tôi có người bị hại trong vụ án hình sự, nay người phạm tội đã đi tù, vậy làm sao nhà tôi nhận được tiền bồi thường?

Cách đây gần 2 năm, cháu tôi bị người đàn ông hàng xóm xâm hại. Vụ việc đã được tòa án

Luật sư Mai Trần

"1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại".

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), việc chấp hành xong các quyết định của bản án là điều kiện để người bị kết án được đương nhiên xóa án tích. 

Điều này có nghĩa là nếu không hoàn thành nghĩa vụ bồi thường, người phạm tội sẽ không được xóa án tích, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái hòa nhập cộng đồng sau khi mãn hạn tù.

Do đó, đối với trường hợp mà bạn đọc đưa ra, người phạm tội phải đồng thời chấp hành hình phạt tù cũng như nghĩa vụ bồi thường số tiền 150 triệu đồng theo như quyết định của tòa án.

Hướng xử lý cụ thể cho gia đình bạn đọc:

Để đảm bảo việc được bồi thường thiệt hại, gia đình bạn đọc có thể áp dụng hướng giải quyết như sau:

1. Nộp đơn yêu cầu thi hành án

Gia đình bạn đọc có thể làm đơn yêu cầu thi hành án gửi cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).

Và theo khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án hợp lệ, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định thi hành án dựa theo yêu cầu thi hành án đó. 

Sau đó, theo Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, người phải thi hành án có thời hạn tự nguyện là 10 ngày để thực hiện việc bồi thường thiệt hại.

Khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án, nếu người phạm tội được xác minh có điều kiện thi hành án mà vẫn không thực hiện việc bồi thường thiệt hại thì chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án quy định tại Điều 71 và Điều 128 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) nhằm đảm bảo hiệu lực bản án, quyết định của tòa án và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.

2. Liên hệ với trại giam nơi người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù

Theo khoản 1 Điều 128 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), giám thị trại giam nơi người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù thu các khoản tiền (án phí, tiền phạt, các khoản thu khác), tài sản mà người phải thi hành án, thân nhân của người phải thi hành án nộp để thi hành án và chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự xử lý theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, song song với việc nộp đơn yêu cầu thi hành án như đã nêu, gia đình anh có thể xác nhận với trại giam nơi người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù về việc người phạm tội chưa thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. 

Từ cơ sở đó, trại giam, giám thị trại giam có trách nhiệm đốc thúc người phạm tội, thân nhân người phạm tội thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho gia đình của bạn đọc.

Nếu người phạm tội không tự nguyện bồi thường thiệt hại, anh cần đề nghị trại giam, giám thị trại giam xem xét nghiêm túc hồ sơ, thủ tục giảm thời gian chấp hành án phạt tù hoặc đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện theo Điều 38, Điều 58 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, tránh trường hợp người phạm tội được giảm án hoặc tha tù trước thời hạn dù không chấp hành việc bồi thường thiệt hại.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Làm thế nào để nhận được tiền bồi thường khi người vi phạm đã đi tù? - Ảnh 2.

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/lam-the-nao-de-nhan-duoc-tien-boi-thuong-khi-nguoi-vi-pham-da-di-tu-a171096.html