Rợn người hủ tục cắt bộ phận sinh dục của bé gái

TPO - Người đẹp Somalia gây chấn động khi tiết lộ là nạn nhân của tục cắt âm vật tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới. Đáng nói hơn, cô không phải trường hợp duy nhất, mà có ít nhất 230 triệu trẻ em gái và phụ nữ từ 31 quốc gia phải trải qua nỗi đau tương tự.

Những nhân chứng sống

Ngày 20/5, tham gia phần thi Head to Head Challenge tại cuộc thi

Thí sinh Hoa hậu Thế giới 2025 Zainab Jama gây sốc khi tiết lộ là nạn nhân của FGM.

Người đẹp 23 tuổi kể chuyện xảy ra khi cô mới 7 tuổi. Trong lúc đang chơi đùa với bạn bè, cô bị bắt vào căn phòng kín, có ba phụ nữ đang chờ cùng dao lam, kéo và một số dụng cụ cũ kỹ. Họ thực hiện cái được gọi là “tập tục truyền qua nhiều đời” lên cơ thể Jama mà chưa từng được đào tạo qua y tế.

Theo Jama, cô gào thét trong đau đớn vì không được gây mê hay cho uống thuốc giảm đau suốt quá trình đó. Cô nhớ đã van xin đầy khẩn thiết nhưng những người đó không dừng lại, còn bảo cô phải tự hào về “truyền thống đó”.

Trong bài phát biểu, Zainab Jama cho biết khoảng 98% phụ nữ Somalia trải qua tập tục này, trong khi 2% còn lại là các bé chưa đủ tuổi thực hiện.

Zainab Jama không phải người đầu tiên lên án FGM. Trước cô, nhân vật truyền cảm hứng nhiều nhất trong nỗ lực xóa bỏ FGM là Waris Dirie, cựu siêu mẫu Áo gốc Somalia.

Waris Dirie sinh năm 1965 tại Galkayo, Somalia. Bà lớn lên trong một gia đình du mục gần biên giới Ethiopia. Khi vừa tròn 5 tuổi, bà bị mẹ ruột bắt trải qua FGM.

"Nó giống như ai đó xẻ thịt hay chặt bỏ cánh tay bạn vậy. Đau đớn không thể tả vì đó là chỗ nhạy cảm nhất trên cơ thể người phụ nữ”, Dirie kể.

Đến năm 13 tuổi, gia đình sắp xếp cho Dirie kết hôn với một người đàn ông lớn tuổi. Không đầu hàng số phận, bà bỏ trốn, vượt qua sa mạc đến Mogadishu (thủ đô Somalia), sau đó nương tựa người chú là đại sứ ở London (Anh).

Cuộc sống nơi xứ người không dễ dàng, nhưng Dirie không có ý định trở về quê hương, ngay cả khi người chú hết nhiệm kỳ. Bà sống bất hợp pháp ở Anh, vừa làm thêm tại cửa hàng thức ăn nhanh để trang trải phí sinh hoạt, vừa học ngoại ngữ.

Năm 1983, bà được nhiếp ảnh gia Terence Donovan phát hiện và bước chân vào thế giới người mẫu. Sự nghiệp của Dirie phát triển nhanh chóng. Bà trở thành người mẫu đẳng cấp quốc tế, hợp tác với các thương hiệu hàng đầu như Chanel, Levi’s, L’Oréal và Revlon... Bà cũng liên tục xuất hiện trên các tạp chí thời trang danh tiếng như Elle, Glamour và Vogue. Bà cũng từng đóng một vai nhỏ trong bộ phim về James Bond năm 1987, The Living Daylights.

Rợn người hủ tục cắt bộ phận sinh dục của bé gái ảnh 2

Waris Dirie vượt nghịch cảnh từ nạn nhân của FGM trở thành siêu mẫu quốc tế.

Năm 1996, Dirie công khai trải nghiệm FGM của mình trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Marie Claire, gây chấn động thế giới. Năm 1997, bà được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc biệt của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) về xóa bỏ FGM và giữ vai trò đó đến năm 2003.

Hai năm sau, Dirie phát hành cuốn tự truyện Desert Flower, kể về hành trình từ cô gái du mục Somalia trở thành người mẫu quốc tế và nhà hoạt động nhân quyền.

Cuốn sách bán được hơn 11 triệu bản trên toàn thế giới. Sách được chuyển thể thành phim cùng tên vào năm 2009. Nhân vật Dirie được thủ vai bởi người mẫu Ethiopia Liya Kebede.

Năm 2002, Dirie thành lập Tổ chức Desert Flower Foundation tại Vienna (Áo) để hỗ trợ các nạn nhân FGM và hướng tới xóa sổ hủ tục này. Dirie nhận được nhiều giải thưởng quốc tế cho công việc của mình, bao gồm Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh của Pháp năm 2007.

Nhân chứng sống khác còn có nhà giáo dục/tác giả người Anh gốc Somalia Hibo Wardere. Năm 2016, bà cho ra mắt cuốn sách về hủ tục tàn nhẫn này, Cut: One Woman's Fight Against FGM in Britain Today (tạm dịch là Cắt: Một phụ nữ đấu tranh chống lại FGM ở Anh hôm nay).

Nhà hoạt động gốc Somalia Ifrah Ahmed chịu đựng nỗi đau cắt da thịt ở tuổi thiếu niên. Sau này, bà thành lập Ifrah Foundation, một trong những tổ chức hàng đầu đấu tranh chống FGM ở châu Phi. Câu chuyện của bà về sau được dựng thành phim A Girl From Mogadishu (2019).

FGM là gì?

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) định nghĩa FGM là tất cả thủ thuật liên quan đến việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ, hoặc các tổn thương khác đối với cơ quan sinh dục nữ vì lý do không liên quan đến y tế. Thủ thuật này thường được thực hiện trên các bé gái từ độ tuổi sơ sinh đến 15 tuổi.

Tục cắt âm vật có một lịch sử lâu đời, gắn liền với tập quán văn hóa, tín ngưỡng và kiểm soát giới tính nữ ở nhiều xã hội, đặc biệt tại châu Phi (Somalia, Sudan, Ethiopia...), Trung Đông (Yemen, Iraq, Ai Cập) và một số cộng đồng ở châu Á (Indonesia, Malaysia, Ấn Độ).

Rợn người hủ tục cắt bộ phận sinh dục của bé gái ảnh 3

Dụng cụ để thực hiện thủ thuật FGM. Ảnh: WVI.

Chưa có thông tin chính xác nào về nguồn gốc của FGM. Tuy nhiên, các nhà sử học ghi nhận nó xuất hiện vào thời Ai Cập cổ đại, từ hàng ngàn năm trước. Các ghi chép về xác ướp cho thấy có dấu hiệu can thiệp lên bộ phận sinh dục nữ.

Tài liệu từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại cũng từng đề cập đến việc cắt âm vật như một hình thức kiểm soát dục vọng phụ nữ.

Hồi giáo hay Thiên Chúa giáo không thừa nhận FGM, nhưng nó được thực hiện ở các cộng đồng thuộc cả hai tôn giáo vì gắn liền với phong tục địa phương.

Có nhiều lý do và mục đích khác nhau cho việc thực hành FGM như duy trì trinh tiết trước khi kết hôn, bảo vệ sự trong sạch và đạo đức tình dục của các cô gái. Nó cũng được xem như dấu hiệu của sự phục tùng và vâng lời trong hôn nhân.

Một số nơi xem FGM là nghi lễ chuyển giao tuổi trưởng thành hoặc để giảm quan hệ tình dục trước hôn nhân. Có nơi giữ niềm tin âm vật là "xấu xí" hoặc "bẩn", cắt đi vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa cải thiện vệ sinh và tăng khả năng thụ thai trong khi giao hợp.

Ở những nơi FGM phổ biến nhất, cộng đồng có thể coi đó là điều kiện tiên quyết để kết hôn hoặc thừa kế.

Một xu hướng đáng báo động ở một số quốc gia là y tế hóa FGM. Theo đó, thủ thuật này được thực hiện bởi một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khoảng 1/4 người sống sót sau FGM (52 triệu phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới) chịu đựng nỗi đau đớn dưới bàn tay của nhân viên y tế.

Theo UNFPA, ít nhất 230 triệu trẻ em gái và phụ nữ từ 31 quốc gia trên ba châu lục là nạn nhân của tập tục này. Mặc dù tiến độ xóa bỏ FGM đang được đẩy nhanh, trong bối cảnh dân số bùng nổ, chuyên gia ước tính có thêm 27 triệu bé gái phải chịu đựng sự xâm phạm này vào năm 2030.

Nỗ lực xóa bỏ FGM

Từ nhiều năm nay, quốc tế lên án FGM là hành vi vi phạm

FGM là biểu hiện của sự bất bình đẳng giới đã ăn sâu bén rễ. Ảnh: WVI.

Vì lẽ đó, xóa bỏ FGM trở thành mục tiêu ưu tiên của cộng đồng quốc tế. Từ năm 2008, UNFPA và UNICEF chung tay hỗ trợ hàng chục quốc gia châu Phi nhằm thay đổi hành vi cộng đồng, pháp luật và cung cấp dịch vụ y tế.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chọn 6/2 hàng năm là Ngày quốc tế không khoan nhượng với tục cắt âm vật để nâng cao nhận thức toàn cầu.

Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác đang nỗ lực xóa bỏ hoàn toàn hủ tục này vào năm 2030, theo Mục tiêu phát triển bền vững số 5: đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.

Giáo dục cộng đồng, thay đổi hành vi, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tài chính... là những cách chính để từng bước giải quyết vấn đề.

Tổ chức các chiến dịch truyền thông xã hội như #EndFGM, sử dụng phim ảnh, podcast, mạng xã hội hay khích lệ các nạn nhân FGM có tầm ảnh hưởng như Zainab Jama, Waris Dirie... lên tiếng cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức và chống kỳ thị.

Hành động này còn được hiện thực hóa bằng pháp luật và cam kết chính trị. Hơn 40 quốc gia (bao gồm nhiều nước châu Phi) đã hình sự hóa FGM, kể cả hành vi thực hiện ở nước ngoài với công dân mình.

Nhiều quốc gia cấm cha, mẹ hoặc người giám hộ ép buộc FGM, cho dù lấy lý do tôn giáo hoặc văn hóa. Liên minh châu Âu đưa FGM vào chương trình chống bạo lực giới và quy định nhập cư.

Sự đồng lòng này bước đầu ghi nhận kết quả tích cực. Theo UNICEF, tỷ lệ bé gái bị bắt thực hiện FGM giảm khoảng 1/3 trong 30 năm qua.

Số lượng người phản đối tại các quốc gia thực hành hủ tục này ngày càng gia tăng, ước tính khoảng 400 triệu người ở Châu Phi và Trung Đông (khoảng 2/3 dân số).

Thành tựu này đáng khích lệ, nhưng đồng thời cho thấy vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi FGM thành dĩ vãng. Bất chấp lệnh cấm và sự lên án của thế giới, nhiều cộng đồng trong hàng chục quốc gia vẫn thực hành FGM. Hầu hết bé gái và phụ nữ quen thuộc với FGM đều nói muốn chấm dứt hủ tục này, nhưng vẫn tồn tại áp lực xã hội buộc họ phải tuân theo.

Cuốn sách vạch trần bí mật về ông Biden gây tranh cãi
Scarlett Johansson hôn chồng ở Cannes
Toan tính của ông Trump
Toan tính của ông Trump

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/ron-nguoi-hu-tuc-cat-bo-phan-sinh-duc-cua-be-gai-a171744.html