Lý do doanh nghiệp chi tiền 'khủng' sở hữu trường học

TPO - Trường Đại học Hùng Vương TPHCM sẽ trở thành công ty con trong hệ sinh thái của ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc. Trước đó, nhiều tập đoàn đã chi nghìn tỷ mua lại các trường đại học bởi "miếng bánh" béo bở từ học phí. 

Đưa trường này vào danh sách công ty con

Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC) vừa thông qua việc góp 110 tỷ đồng vào Trường Đại học Hùng Vương TPHCM để nắm 51,79% vốn điều lệ, đưa trường này vào danh sách công ty con.

Lý do doanh nghiệp chi tiền 'khủng' sở hữu trường học ảnh 1

KBC sẽ góp 110 tỷ đồng vào

Trong quý I, KBC ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm hơn 7.272 tỷ đồng.

Trong quý I, KBC ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm hơn 7.272 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 5.143 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận âm 122 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận dương hơn 7.409 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.

Mảnh đất màu mỡ

Ngoài KBC, hàng loạt các tập đoàn, công ty tư nhân đã đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực giáo dục và xem đây là mảnh đất màu mỡ do ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế.

Ở khu vực phía Nam, Tập đoàn Nguyễn Hoàng lần lượt chi hàng ngàn tỷ đồng để sở hữu các trường đại học. Cụ thể, năm 2015, Nguyễn Hoàng mua lại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Khi đó, thị trường đồn đoán rơi vào khoảng 600 - 700 tỷ đồng. Năm 2016, Nguyễn Hoàng mua lại Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu. Tiếp đó, năm 2018, Nguyễn Hoàng hoàn tất việc mua lại Trường ĐH Gia Định.

Thương vụ lớn nhất của Nguyễn Hoàng phải kể đến là việc mua lại phần lớn cổ phần tại Trường ĐH Hoa Sen với số tiền hơn nghìn tỷ đồng. Năm 2020, Nguyễn Hoàng tiếp tục thâu tóm thêm Trường ĐH Công nghệ Miền Đông ở Đồng Nai.

Lý do doanh nghiệp chi tiền 'khủng' sở hữu trường học ảnh 3

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng được Tập đoàn Nguyễn Hoàng mua lại năm 2015.

Tượng tự, Tập đoàn Hùng Hậu cũng có hệ thống với khá nhiều cơ sở giáo dục, gồm Trường Đại học Văn Hiến và nhiều trường cao đẳng, trung cấp.

Trong khi đó, Tập đoàn Thành Thành Công nắm cổ phần chi phối tại Trường Đại học Yersin Đà Lạt, Trường Cao đẳng công nghệ và quản trị Sonadezi ở Đồng Nai và hàng chục trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Tuy nhiên, thương vụ thành công nhất phải kể đến Công ty CP Đầu tư Phát triển Giáo dục Hutech mua lại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM với giá hơn 100 tỷ. Hutech cũng được cho là chủ sở hữu Trường Đại học Công nghệ TPHCM.

Lý do doanh nghiệp chi tiền 'khủng' sở hữu trường học ảnh 4
Trường Đại học Văn Lang được cho là thuộc sở hữu của Tập đoàn Giáo dục Văn Lang.

Tập đoàn Giáo dục Văn Lang - một doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của

Doanh nghiệp bất động sản giải thế nhiều công ty con
Vingroup lập công ty con hơn 14.200 tỷ đồng
Vingroup lập công ty con hơn 14.200 tỷ đồng
Duy Quang

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/ly-do-doanh-nghiep-chi-tien-khung-so-huu-truong-hoc-a171787.html