WHO sớm nhìn nhận các sản phẩm giảm hàm lượng chất gây hại
Cách đây gần 30 năm, WHO cùng các cơ quan cố vấn đã nỗ lực thiết lập chính sách giảm tác hại thông qua khuyến nghị giảm hàm lượng chất độc hại trong khói thuốc. Theo đó, năm 1997, Hội nghị bàn tròn do Cơ quan đầu mối Liên Hợp Quốc (UN) về Thuốc lá và Sức khỏe tổ chức đã nêu 3 hướng tiếp cận nhằm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật do thuốc lá: ngăn ngừa việc bắt đầu hút thuốc, hỗ trợ cai thuốc, và giảm phơi nhiễm với độc chất đối với người không thể hoặc không muốn cai thuốc hoàn toàn.
Đến năm 2000, các khuyến nghị của Hội nghị quốc tế của WHO tại Oslo tạo thành một bộ hướng dẫn rộng rãi mà các Quốc gia thành viên WHO cần thống nhất để kiểm soát thuốc lá. Theo đó, các chính sách nhằm giảm mức độ phơi nhiễm phải cân nhắc về nhu cầu giảm tác hại của người hút thuốc.
Tháng 11/2003, Nhóm Nghiên cứu của WHO về quy định các sản phẩm thuốc lá (TobReg) được thành lập với chức năng, nghiên cứu, phân tích thành phần và khí thải thuốc lá nhằm giải quyết khoảng trống pháp lý trong chính sách.
Theo Tổ chức này, chỉ khi người hút thuốc chuyển sang các sản phẩm ít độc hại hơn thì mới đạt được hiệu quả giảm hại.
Cũng trong năm này, Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) của WHO được Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) thông qua, có hiệu lực từ 2005. Kể từ đó, FCTC trở thành một trong những hiệp ước được chấp nhận rộng rãi và nhanh chóng nhất trong lịch sử Liên Hợp Quốc.
Năm 2007, TobReg nhấn mạnh việc thúc đẩy quá trình giảm hàm lượng chất gây hại trong khói thuốc là mục tiêu hợp lý và có giá trị.
Đến 2015, WHO triển khai Chiến lược Toàn cầu về Giảm thiểu Nicotine, khuyến khích phát triển các sản phẩm cung cấp nicotine mới, cải tiến để thay thế cho các sản phẩm độc hại hơn và tiếp tục giám sát và quản lý các sản phẩm. “Việc phát triển các sản phẩm ít gây hại hoặc ít gây nghiện hơn có thể là một phần của cách tiếp cận toàn diện nhằm giảm tử vong và bệnh tật liên quan đến thuốc lá, đặc biệt là ở những người sử dụng thuốc lá không thể hoặc không muốn cai thuốc lá”, WHO kết luận.
![]() |
Tại kỳ họp COP8 do WHO chủ trì nhấn mạnh yêu cầu giảm tác hại cho người hút thuốc lá (Ảnh: gsthr.org) |
Chờ hướng tiếp cận đa chiều từ WHO
Tại kỳ COP5 năm 2012, quyết định FCTC/COP/5(6) nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc giám sát độc tính và khả năng gây nghiện của các sản phẩm thuốc lá. Quyết định này cũng làm rõ, việc chuyển đổi sang các giải pháp thay thế cần đi kèm chính sách quản lý chặt chẽ, đảm bảo vừa ngăn giới trẻ tiếp cận, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng của người trưởng thành.
Tài liệu FCTC/COP/6/10 tại COP6 cũng đề xuất ngăn chặn việc sử dụng TLTHM ở người không hút thuốc và thanh thiếu niên, kiểm soát tuyên bố về sức khỏe, và bảo vệ chính sách kiểm soát thuốc lá khỏi ảnh hưởng của các lợi ích thương mại, bao gồm lợi ích của ngành thuốc lá. WHO sau đó đã trình báo cáo kỹ thuật tại COP7 (FCTC/COP/7/11), đồng thời yêu cầu các bên theo dõi, báo cáo tiến triển về thị trường.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, so với những tuyên bố của WHO trước đây, các chính sách liên quan đến mục tiêu giảm tác hại thuốc lá đang được thực thi trên toàn cầu là chưa thật sự đi vào thực tiễn.
Không ít chuyên gia cho rằng: WHO cần quan tâm hơn những dữ liệu đời thực tại các quốc gia, không thể bỏ qua 1,3 tỷ người trưởng thành hút thuốc.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/nhieu-y-kien-ky-vong-who-xem-xet-cac-san-pham-giam-tac-hai-cho-nguoi-hut-thuoc-a171806.html