Siết dạy thêm để học sinh tự học: Cần có hướng dẫn, không bỏ mặc các em 'tự bơi'

Khi ban hành thông tư 29 siết lại việc dạy thêm, học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh một trong những mục tiêu là để đẩy mạnh năng lực tự học của học sinh.

tự học - Ảnh 1.

Giờ tự học tại trường của học sinh Trường THPT Phan Huy Chú, Đống Đa, Hà Nội. Học sinh phải thảo luận, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao - Ảnh: HUY TRẦN

Nhưng việc Siết dạy thêm để học sinh tự học: Cần có hướng dẫn, không bỏ mặc các em 'tự bơi' - Ảnh 2.

Học sinh tiểu học cũng cần được rèn khả năng tự học bằng chính hoạt động được giáo viên hướng dẫn để trải nghiệm, quan sát và viết ra hay nói lên nhận xét của mình - Ảnh: NGUYỄN LÂM

Chương trình mới, thầy trò phải thay đổi

Cô Hoàng Anh, giáo viên dạy ngữ văn Trường THPT chuyên Chu Văn An, chia sẻ trước đây với chương trình môn văn cũ, dạy nội dung tác phẩm văn học nào, thi nội dung tác phẩm đó. Học sinh nghe cô giảng nhiều, ghi nhớ bài giảng là có thể làm bài thi đạt yêu cầu. 

Nhưng chương trình mới hiện nay đã có nhiều thay đổi. Học sinh được chú trọng dạy để nâng cao các kỹ năng như đọc hiểu, viết văn. Tác phẩm trong chương trình chỉ là ngữ liệu để minh họa. Năm nay đề thi chuyển cấp hay thi tốt nghiệp THPT cũng sẽ sử dụng ngữ liệu nằm ngoài chương trình.

Với thay đổi này, thầy cô giáo phải chú trọng dạy cho học sinh nắm chắc về lý thuyết (các thể loại văn bản, các bước để thực hiện những yêu cầu kiểm tra kỹ năng) và thực hành đọc, viết nhiều hơn.

"Ưu điểm của chương trình mới bắt buộc học sinh phải đọc nhiều hơn, viết nhiều hơn. Nhưng sẽ vất vả cho cả thầy trò. Vì thế việc hướng dẫn học sinh tự học qua các nhiệm vụ cụ thể rất cần thiết. Giáo viên thay vì lên lớp giảng bài là chủ yếu thì sẽ có nhiều việc phải làm như thiết kế các hoạt động, nội dung yêu cầu khác nhau cho học sinh, phải chấm bài chữa bài nhiều hơn", cô Hoàng Anh nói.

Thầy Vũ Ngọc Toản chia sẻ cách làm của thầy, theo đó việc hướng dẫn học sinh tự học có thể nằm ở phần giao nhiệm vụ trước, trong giờ học chính khóa và sau giờ học: "Thay vì thầy cô giáo làm như trước, nhiều việc sẽ chuyển giao cho học sinh chuẩn bị, thực hiện. Tuy vậy thầy cô giáo sẽ phải xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, các hoạt động cần thiết rất kỹ lưỡng, gắn với yêu cầu cần đạt của nội dung chương trình".

Để việc tự học xuất phát từ nhu cầu, sự chủ động của học sinh thì ngay từ đầu cũng cần có sự hướng dẫn, giám sát của giáo viên, phụ huynh và một môi trường tích cực mà ở đó, học sinh học cùng nhau, trao đổi, hỗ trợ nhau. Ở lớp tôi chủ nhiệm tôi chia học sinh theo các nhóm học tập. Hằng tuần trưởng nhóm sẽ báo cáo tình hình học tập bao gồm cả kết quả học và nề nếp.

Cô PHẠM THU PHƯƠNG (giáo viên Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành)

Làm thay để con đỡ vất vả

Phụ huynh một trường THCS ở quận Cầu Giấy chia sẻ trong nhóm lớp về ý tưởng phụ huynh chia nhau làm đề cương ôn tập các môn cho con vì các con ôn thi vất vả quá.

Theo phụ huynh này thì sắp tới thời điểm giáo viên kiểm tra đề cương ôn tập của con mà có môn học sinh phải trả lời mấy chục câu hỏi trong đề cương ôn tập. Trong khi giai đoạn ôn thi cuối cấp, học sinh đi học thêm quá nhiều không có thời gian làm đề cương. Nếu cha mẹ làm giúp con thì các con sẽ "nhẹ bớt việc" chỉ cần học.

Lý do "làm hộ đề cương" là vì nhiều phụ huynh chỉ nghĩ việc này để "báo cáo thầy cô giáo" chứ không phải giúp ích cho học sinh. Một số cho rằng khi có cha mẹ hỗ trợ sẽ giảm bớt công đoạn con phải tự làm và chỉ việc cầm đề cương học thuộc.

Ứng dụng công nghệ kiểm tra việc tự học

Trường THPT Phan Huy Chú, Đống Đa, Hà Nội trong nhiều năm qua sử dụng app ôn luyện triển khai cho 100% học sinh. Với app này thầy cô giáo có thể theo dõi sát tiến độ tự học, tự làm bài của học sinh như thống kê tỉ lệ đúng sai các câu hỏi, thống kê mức độ hoàn thành bài của học sinh, chấm điểm và dễ dàng phân loại những phần có tỉ lệ học sinh làm chưa đúng nhiều để thảo luận trên lớp, chữa bài...

Theo thầy Trần Văn Huy - giáo viên vật lý đồng thời là quản trị mạng của trường, việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp thầy cô giáo phát hiện ngay học sinh chưa bắt đầu giờ tự học ở nhà, đồng thời nhìn rõ khối lượng bài tập, công việc mà giáo viên bộ môn giao cho học sinh để cân đối tránh quá tải cho học sinh ở mỗi giờ tự học ở nhà.

Tự học không có nghĩa là tự bơi - Ảnh 3.Giảm dạy thêm bằng cách thúc đẩy học sinh tự học

Đưa việc tự học trở thành mục tiêu thi đua, đánh giá trong năm học là một trong những giải pháp Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh sau đợt chấn chỉnh dạy thêm, học thêm tràn lan.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/siet-day-them-de-hoc-sinh-tu-hoc-can-co-huong-dan-khong-bo-mac-cac-em-tu-boi-a172221.html