Không trái luật
Bộ GD&ĐT vừa đăng tải hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Ảnh: NGỌC TÚ
Năm 2020, khi chuyển kì thi THPT quốc gia gồm 2 mục đích xét tốt nghiệp, xét tuyển ĐH thành kì thi tốt nghiệp THPT do những bất cập trong việc đề thi khó có thể gánh được 2 mục tiêu khác nhau. Khi đó, Bộ GD&ĐT khẳng định, kì thi tốt nghiệp THPT có mục đích xét tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng đào tạo phổ thông. Về tuyển sinh, các trường ĐH có thể sử dụng để xét tuyển. Tuy nhiên, sau 4 kì thi, đến năm nay, dường như mục tiêu của kì thi tốt nghiệp THPT bắt đầu quay về mục tiêu của kì thi THPT quốc gia.
Tại cuộc làm việc với các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT về công tác chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT 2025 hôm 22/5, Thứ trưởng thường trực Phạm Ngọc Thưởng lưu ý, công tác ra đề thi phải bảo đảm đánh giá đúng năng lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thể hiện rõ độ phân hóa để phục vụ tốt cả mục tiêu xét tốt nghiệp và tuyển sinh. Như vậy, khó có thể có chuyện Bộ “buông” kì thi tốt nghiệp THPT hoàn toàn cho địa phương. Bởi theo lí luận của Bộ, địa phương cơ bản đã chịu trách nhiệm các khâu in sao đề, coi thi, chấm thi, kiểm tra, phúc khảo, xét tốt nghiệp THPT, công bố. Bộ chỉ ban hành văn bản pháp luật, thanh kiểm tra. Tổ chức 1 kì thi như hiện nay giảm tốn kém, đảm bảo công bằng.
Thực chất, dù địa phương chịu trách nhiệm lớn về kì thi nhưng Bộ đang nắm yếu tố trọng yếu là ra đề thi. Việc này sẽ quyết định Bộ có quyền chi phối kì thi thực hiện một mục tiêu xét tốt nghiệp THPT hay đa mục tiêu bao gồm cả việc ràng buộc các trường ĐH lấy kết quả xét tuyển sinh ĐH.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/nen-giao-ki-thi-tot-nghiep-thpt-cho-dia-phuong-a172230.html