Dịch giả Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên (giữa) và nhà nghiên cứu Nhật Chiêu (phải) chia sẻ với độc giả - Ảnh: HỒ LAM
Sáng 24-5, tại Nam Thi House diễn ra buổi giao lưu ra mắt sáchSự giao thoa giữa thiền và thơ haiku trong Ba nghìn thế giới thơm
Để giải nghĩa rõ hơn, thiền sư Shunryu Suzuki đưa ra ví dụ một đoạn nổi tiếng giải thích rằng nước không chỉ đơn thuần là nước trong kinh Phật:
"Đối với con người nước là nước, nhưng đối với chư thiên nước là một viên ngọc quý.
Đối với cá, đó là nhà của chúng, còn đối với chúng sinh ở địa ngục hay ngạ quỷ thì nó là máu, hoặc có thể là lửa. Khi họ muốn uống, nước biến thành lửa, và họ không thể uống được. Cùng một loại nước nhưng lại rất khác biệt đối với những chúng sinh khác nhau".
Suy ra từ ý của thiền sư Shunryu Suzuki, theo dịch giả Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên, với cuộc sống này, ta không nên có định kiến với bất kỳ vấn đề gì:
"Có những khổ đau trong cuộc sống, ta cứ nghĩ nó có nguyên do như vậy. Nhưng có khi chưa chắc đã là vậy. Cuốn sách sẽ không đem đến cho độc giả một câu trả lời chính xác, mà chỉ giúp họ có một cái tâm rộng mở để nhìn cuộc sống này".
Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu nói ông rất thích tiêu đề Không phải bao giờ cũng vậy bởi nó mang tính thiền, tự do, không có sự bó buộc:
"Thường thường, khi mới tiếp cận một vấn đề, chúng ta hay nói và tin là hoàn toàn như vậy. Nhưng người Nam Bộ có câu nói: 'Nói vậy mà không phải vậy'. Điều này có nghĩa là không có sự khẳng định vì cuộc sống là vô số và luôn diễn ra theo nhiều chiều khác nhau".
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/khi-ngoi-thien-ban-la-mot-nguoi-binh-thuong-va-cung-la-phat-a172251.html