Đình trệ, đóng băng
Sau hàng loạt vụ quảng cáo thổi phồng sản phẩm bị phanh phui, nhiều nghệ sĩ liên đới dính án phạt, thậm chí là khởi tố. Các công ty chuyên sản xuất, thuê KOL quảng cáo các sản phẩm thổi phồng như viên sủi trị tiểu đường, gout… hay các loại sữa đa chức năng, cam kết tăng chiều cao… rơi vào tình trạng đình trệ, đóng băng, nhân viên nghỉ việc dài ngày.
Anh P.T (đã đổi tên) - nhân viên quay phim một công ty chuyên sản xuất, quảng cáo
Gần đây có nhiều KOL bị gọi tên trong chiến dịch triệt phá hàng kém chất lượng.
Chi phí sản xuất thấp, công ty này tập trung đẩy mạnh
Trà Giang (21 tuổi, sinh viên) kể rằng cô từng mua mỹ phẩm, dầu gội, thậm chí sữa tắm theo lời giới thiệu của những KOLs nổi tiếng: "Cả gia đình tôi đều tin tưởng vì nghệ sĩ nổi tiếng mà. Nhưng sau khi dùng serum do một nam nghệ sĩ giới thiệu, da tôi bị nổi mụn rất nhiều. Lúc đó mới thấy mình bị lừa. Đến giờ nghĩ lại tôi vẫn ấm ức vì mình đã tin tưởng và đặt lòng tin sai chỗ".
Không chỉ cá nhân, niềm tin này còn ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của cả gia đình. "Ở địa phương tôi, có em bé được mẹ mua loại sữa đắt tiền theo lời quảng cáo. Uống mãi mà không cao lên, thậm chí còn bị suy dinh dưỡng cấp tính. Bây giờ thì người lớn trong nhà đã cẩn trọng hơn, nhưng hậu quả thì vẫn còn đó”, Trà Giang nhấn mạnh.
Người tiêu dùng cho rằng cái giá của niềm tin đôi khi không chỉ là tiền bạc, mà là sức khỏe, tâm lý và thậm chí là cả lòng tự trọng. Nhiều người trẻ cảm thấy bị phản bội khi phát hiện thần tượng của họ quảng bá sản phẩm sai sự thật. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh nghệ sĩ, khiến người tiêu dùng mất phương hướng.
Trà Giang nói thêm cô hy vọng các cơ quan chức năng có biện pháp để xử lý quảng cáo sai phạm, gây ảnh hưởng người tiêu dùng. "Tôi ủng hộ việc cơ quan chức năng gọi tên nghệ sĩ sai phạm, xử phạt nặng và công khai để bảo vệ người tiêu dùng. Nghệ sĩ có thể kiếm tiền bằng nhiều cách, không cần thiết phải đánh đổi lòng tin của khán giả để PR cho sản phẩm không rõ nguồn gốc", cô nói thêm.
Hệ lụy từ sự “nghe lời”, tin vào các TVC, video quảng cáo đang là hồi chuông cảnh tỉnh cho người tiêu dùng trẻ tuổi. “Không phải ai mặc áo blouse trên mạng cũng là bác sĩ thật và không phải KOL nào cũng đặt đạo đức lên trên lợi nhuận”, một người tiêu dùng nói với Tiền Phong.
Trước đó, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với BTV Quang Minh và MC Vân Hugo do sai phạm trong hoạt động quảng cáo. Tổng số tiền phạt của hai nghệ sĩ là 105 triệu đồng. Cả hai bị phạt sau khi tham gia quảng cáo sữa HIUP 27.
Mới đây, ca sĩ Duy Mạnh cũng tiết lộ khoản cát-xê anh nhận được sau khi quảng cáo lố sản phẩm Xtramen cách đây 3 năm là hơn 100 triệu đồng.
So sánh với số tiền đóng phạt và tiền cát-xê nghệ sĩ nhận sau mỗi hợp đồng quảng cáo không có nhiều sự chênh lệch. Vì vậy, nếu không có chế tài xử phạt đủ mạnh, đủ sức răn đe, việc này sẽ còn tiếp diễn.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/cong-cuoc-ho-bien-hang-kem-chat-luong-thanh-thuoc-tien-a172390.html