Ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy: Hư hỏng bảo vật mới lo rút kinh nghiệm

Sự việc ngai vàng triều Nguyễn bị một khách tham quan điện Thái Hòa vượt rào, ngồi lên rồi bẻ gãy tay ngai là hồi chuông cảnh báo trong công tác bảo vệ những di sản, bảo vật quốc gia.

Ngai vàng triều Nguyễn - Ảnh 1.

Sau khi ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã cho đặt tại điện Thái Hòa bản phục chế ngai vàng 1:1 - Ảnh: NHẬT LINH

Sau sự việc, lãnh đạo TP Huế đã có những chỉ đạo về việc rà soát, tăng cường công tác bảo vệ đối với di sản, bảo vật mà Trung tâm Bảo tồn di tích

Bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn còn nguyên vẹn khi chưa bị khách tham quan bẻ gãy - Ảnh: NHẬT LINH

Bảo vệ di tích từng được trang bị súng

Ông Sơn cho biết, trước đây lực lượng bảo vệ của di tích từng được trang bị công cụ hỗ trợ bảo vệ đặc thù như dùi cui điện, dùi cui cao su, súng bắn đạn cao su. Tuy nhiên những công cụ hỗ trợ trên đã bị thu lại theo quy định mới.

"Sắp tới trung tâm sẽ tiếp tục kiến nghị để bảo vệ có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ này. Bởi bảo vệ ở trung tâm ít, địa bàn rộng. Nếu không có công cụ hỗ trợ, với hai bàn tay không thì anh em bảo vệ khó có thể giải quyết tình huống như vừa xảy ra", ông Sơn nói.

Cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý di tích

Luật sư Võ Công Hạnh - Đoàn luật sư TP Huế, phân tích việc để hành vi hủy hoại bảo vật quốc gia xảy ra thì cơ quan quản lý di tích cần chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 6 điều 5 Luật Di sản văn hóa 2024 quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý di sản văn hóa.

Theo ông Hạnh, có thể thấy Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã có những giải pháp đảm bảo an ninh như lắp camera giám sát, có quy chế về bảo vệ, thường xuyên túc trực tại di tích theo quy định. Tuy nhiên hành vi hủy hoại bảo vật quốc gia ngay giữa khu di tích quan trọng như Đại Nội Huế cho thấy hệ thống an ninh vẫn còn sự lỏng lẻo trong quản lý, giám sát tại di tích.

Do đó cần làm rõ trách nhiệm của những người liên quan, có biện pháp xử lý kỷ luật phù hợp với quy định pháp luật.

Ngân sách đầu tư bảo quản bảo vật quốc gia còn hạn chế

Đại diện Cục Di sản văn hóa cho biết trước vụ việc rất đáng tiếc xảy ra, cục đã có ngay công văn ngày 24-5 đề nghị Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khẩn trương tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng, bảo đảm an ninh, an toàn, kịp thời bảo vệ bảo vật quốc gia và di tích Cố đô Huế và báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 26-5.

Cục yêu cầu trung tâm tổ chức đánh giá tình trạng kỹ thuật của bảo vật quốc gia, kịp thời đề xuất giải pháp xử lý, bảo quản; tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị của bảo vật quốc gia. Trung tâm hiện đã có ngay báo cáo sơ bộ.

Theo Cục Di sản văn hóa, vụ việc đáng tiếc xảy ra với bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân là Luật Di sản văn hóa trước đây cũng đã quy định bảo vật quốc gia được bảo quản ở chế độ đặc biệt nhưng chưa quy định cụ thể như Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2024.

Thêm nữa, ngân sách đầu tư cho việc bảo quản bảo vật quốc gia còn hạn chế, thiếu các thiết bị cảnh báo phòng chống trộm hay cảnh báo nguy cơ rủi ro... Do đó sắp tới việc bảo quản các bảo vật quốc gia, các cổ vật phải được triển khai những biện pháp đồng bộ.

Về hướng khắc phục, đại diện Cục Di sản văn hóa nói may mắn là ngai vua có hình ảnh lưu trong hồ sơ bảo vật quốc gia và còn có một bản sao phục chế. Huế sẽ căn cứ vào đó để phục chế lại.

Cục Di sản văn hóa yêu cầu Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đề xuất phương án phục chế, trong đó phải nêu rõ biện pháp kỹ thuật là gì, gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến. Khi bộ thống nhất với phương án đó mới triển khai thực hiện.

Về chế tài xử lý vụ việc với bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn, Luật Di sản văn hóa hay Luật Hình sự đã quy định rõ. Khoản 2 điều 9 Luật Di sản văn hóa năm 2024 quy định về hành vi bị nghiêm cấm: "Xâm hại, hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa và cảnh quan văn hóa của di tích".

Bộ luật Hình sự cũng quy định đồng bộ với Luật Di sản văn hóa về tội vi phạm các quy định liên quan đến hành vi hủy hoại tài sản thuộc khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh với các mức độ gây hậu quả. Tùy mức độ mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ đến phạt tù.

Ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy: Tổn hại bảo vật mới lo rút kinh nghiệm - Ảnh 3.Vụ ngai vàng bảo vật quốc gia bị phá hoại: Yêu cầu xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan

Phó thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính yêu cầu UBND TP Huế khẩn trương chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của bảo vật quốc gia "Ngai vua triều Nguyễn", đề xuất giải pháp bảo quản, phục hồi theo quy định.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/ngai-vang-trieu-nguyen-bi-be-gay-hu-hong-bao-vat-moi-lo-rut-kinh-nghiem-a172513.html