Sắp chuyển 75 thẩm quyền của Bộ trưởng Tài chính về địa phương?

TPO - Cho ý kiến về nội dung phân cấp phân quyền, ông Nguyễn Văn Thắng - Bộ trưởng Bộ Tài chính - nêu quan điểm: “Nơi nào làm tốt và hiệu quả nhất thì giao quyền. Cần thiết kế cơ chế linh hoạt, giao địa phương lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp, tránh áp dụng cứng nhắc".

Chiều 26/5,

Bộ Tài chính xin ý kiến với 5 dự thảo nghị định và 7 dự thảo thông tư, tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu như: quản lý tài sản công, dự trữ Quốc gia, thống kê, thuế và lệ phí…

Đại diện các tỉnh, thành đồng tình với chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, còn một số ý kiến băn khoăn.

Đại diện Sở Tài chính Hà Nội cho biết, khối lượng công việc tới đây chuẩn bị cho mô hình chính quyền hai cấp rất lớn. Riêng về đầu tư, đấu thầu, dự kiến các đơn vị cấp huyện ở Hà Nội có 23.000 dự án cần được rà soát để báo cáo, có phương án triển khai phù hợp khi mô hình mới đi vào hoạt động từ 1/7 tới, Trong đó, việc tách các gói thầu trên địa bàn quận cho các xã theo địa giới mới rất khó khăn, khi mà các gói thầu này đã được triển khai.

"Do tính chất đặc thù của mô hình chính quyền đô thị ở Hà Nội, chúng tôi kiến nghị các nghị định và các thông tư hướng dẫn liên quan cần được ban hành sớm trước thời điểm 1/7, để thành phố có đủ thời gian chuẩn bị, triển khai đồng bộ". Sở Tài chính Hà Nội đề xuất.

UBND tỉnh Thanh Hoá cũng đề nghị Bộ Tài chính và các cơ quan Trung ương sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, bảo đảm việc chuyển giao thẩm quyền được thống nhất, thông suốt từ ngày 1/7 tới.

Thanh Hóa đã và đang thực hiện sáp nhập nhiều đơn vị hành chính, trong đó có xã, phường, thị trấn. Do đó, tỉnh đề nghị có hướng dẫn chi tiết về việc sử dụng, điều chuyển hoặc đấu giá trụ sở, tài sản công.

Đại diện thành phố Hải Phòng nêu băn khoăn về việc thực hiện các dự án đấu thầu khi sắp xếp xã, có dự án nằm trên địa bàn từ 2 xã trở lên, thì giao cho cấp tỉnh quyết định hay giao cho một xã chủ trì. Tại Hải Phòng, các dự án đấu thầu sử dụng đất chủ yếu giao cho cấp huyện, nay nếu giao cho cấp xã, thì lo ngại sẽ phát sinh khó khăn, nhất là các dự án nằm ở nhiều xã…

Cho ý kiến về nội dung phân cấp phân quyền, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nêu quan điểm: “Nơi nào làm tốt và hiệu quả nhất thì giao quyền, cùng với đó, cần thiết kế cơ chế linh hoạt, giao địa phương lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp, tránh áp dụng cứng nhắc".

Bộ trưởng giao các đơn vị trực thuộc nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu tối đa các ý kiến để trình Bộ Tư pháp thẩm định, gửi Chính phủ ký ban hành đúng tiến độ. Đồng thời, Bộ đề nghị Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và xin ý kiến các Thành viên Chính phủ, nhằm kịp trình Chính phủ trước ngày 30/5.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phân cấp nửa vời sẽ rất khó làm việc
Đề nghị phân cấp cho UBND tỉnh lựa chọn địa bàn để áp dụng mức lương tối thiểu vùng
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Sẵn sàng phân cấp tuyển dụng giáo viên cho trường học
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Sẵn sàng phân cấp tuyển dụng giáo viên cho trường học

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/sap-chuyen-75-tham-quyen-cua-bo-truong-tai-chinh-ve-dia-phuong-a172824.html