Cơ quan chức năng xử lý hiện trường thực phẩm chức năng bị đổ trộm tại Quảng Ninh - Ảnh: TTO
Sẽ kiểm soát từ phòng thí nghiệm đến thị trường
Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi, dự thảo yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ thành phần, chỉ tiêu an toàn, chất lượng, công dụng ngay từ khâu nghiên cứu phát triển đến khi đăng ký và đưa ra thị trường.
Trước đây, doanh nghiệp chỉ cần cam kết tuân thủ và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm, dẫn đến tình trạng một số đơn vị cố tình pha trộn các thành phần không có thực chất tác dụng, chỉ để quảng cáo "nổ" trên nhãn mác.
Theo Bộ Y tế, mô hình quản lý này được tham khảo từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, để ngăn ngừa sản phẩm kém chất lượng lọt ra thị trường.
Theo đó, trong hồ sơ Công an truy xét được người chở hàng ngàn hộp thuốc, thực phẩm chức năng đổ bỏ ở Bình Chánh
Dự thảo cũng buộc doanh nghiệp phải công bố cả chỉ tiêu chất lượng bên cạnh chỉ tiêu an toàn, tuân theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trước đây doanh nghiệp chỉ cần nộp phiếu kiểm nghiệm an toàn, không buộc chứng minh chất lượng thực tế. Kẽ hở này đã khiến nhiều sản phẩm công bố một kiểu nhưng bán ra một kiểu, đánh lừa người tiêu dùng.
Những yêu cầu nghiêm ngặt này của cơ quan quản lý không chỉ giúp siết chặt an toàn thực phẩm chức năng mà còn xây dựng lại niềm tin nơi người tiêu dùng, những người đang ngày càng quan tâm đến chất lượng và tính minh bạch của thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên thị trường.
Bắt buộc đăng ký bản công bố với thực phẩm bổ sung
Điểm nhấn đầu tiên của dự thảo là yêu cầu thực phẩm bổ sung phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông. Hiện nay thực phẩm bổ sung vẫn nằm trong nhóm thực phẩm chế biến đóng gói sẵn, chỉ cần tự công bố và tự chịu trách nhiệm.
Điều này đã khiến không ít doanh nghiệp lợi dụng để "lách" quản lý, tự xếp sản phẩm của mình thành thực phẩm bổ sung nhằm né các yêu cầu kiểm soát khắt khe hơn.
Không chỉ vậy, vì không phải đăng ký nội dung quảng cáo nên thực phẩm bổ sung bị thổi phồng công dụng, gây nhầm lẫn với thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Dự thảo lần này nhằm chặn triệt để hành vi gian lận này, buộc doanh nghiệp phải minh bạch từ khâu công bố đến quảng cáo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.