Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

bảo hiểm y tế - Ảnh 1.

Người dân đi khám bảo hiểm y tế ở một bệnh viện tại Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, phó giám đốc

Người bệnh bảo hiểm y tế chờ khám tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM - Ảnh: THÙY DƯƠNG

Quyền lợi BHYT được mở rộng

Người có thẻ BHYT sinh sống tại Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu (trước 1-7-2025) hay tại các tỉnh khác khi đến khám chữa bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh cấp ban đầu hoặc các bệnh viện trước 1-1-2025 là tuyến huyện, có xuất trình thông tin thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân thì được hưởng 100% theo mức hưởng.

Hiện nay bệnh nhân đến khám tăng sau 1-7 do chính sách BHYT thông tuyến, mở rộng quyền lợi.

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, bác sĩ Trần Văn Khanh, giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức), cho biết kể từ sau ngày 1-7-2025, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện đã tăng từ 3 - 5% so với trước.

Theo bác sĩ Khanh, nguyên nhân chính là do chính sách BHYT đã được thông tuyến toàn quốc ở tuyến huyện, cho phép bệnh nhân từ các tỉnh thành khác đến khám tại bệnh viện mà vẫn được hưởng quyền lợi như đúng tuyến.

"Không chỉ người dân TP.HCM, mà cả công nhân, người lao động từ Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu làm việc tại TP Thủ Đức cũng có thể dễ dàng đến bệnh viện khám chữa bệnh, nhất là khi chi phí điều trị ngày càng được BHYT hỗ trợ nhiều hơn", bác sĩ Khanh nói.

Bên cạnh đó, từ 1-7, quyền lợi của người tham gia BHYT cũng được mở rộng: tỉ lệ chi trả khi khám đúng tuyến tăng từ 90% lên 92%, trẻ em dưới 18 tuổi bị tật khúc xạ đã được BHYT chi trả điều trị - thay vì chỉ dưới 6 tuổi như trước đây. "Chính những thay đổi này giúp người dân yên tâm đi khám, điều trị sớm, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến cuối", ông Khanh nói.

Theo Sở Y tế TP.HCM, ngày 1-7 là thời điểm chính thức có hiệu lực của hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật BHYT sửa đổi năm 2024. Người dân được khám chữa bệnh tại nhà, từ xa và được BHYT thanh toán.

Lần đầu tiên, BHYT thanh toán các dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà, từ xa, bao gồm cả thuốc, vật tư y tế và chi phí vận chuyển hợp lý trong các trường hợp phải chuyển tuyến cấp cứu hoặc điều trị nội trú.

Từ 1-7, người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục sẽ được quỹ BHYT chi trả toàn bộ chi phí (trong phạm vi quyền lợi), nếu chi phí cùng chi trả trong năm vượt quá 6 lần mức tham chiếu (14,04 triệu đồng).

Cũng từ ngày 1-7, người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh hiếm sẽ được BHYT chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh tại cơ sở chuyên sâu mà không bắt buộc phải chuyển tuyến theo thủ tục hành chính như trước.

Người đã khai báo tạm trú từ 30 ngày trở lên tại địa phương mới sẽ được khám chữa bệnh đúng tuyến ngay tại nơi đang cư trú, không cần quay về nơi đăng ký ban đầu.

Thêm nhiều nhóm người yếu thế trong xã hội được hỗ trợ tham gia BHYT, như nhân viên y tế thôn bản, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú, nạn nhân bị mua bán người.

Ngoài ra nhiều nhóm được cấp thẻ BHYT hoàn toàn miễn phí như dân quân thường trực, người từ 70 - 75 tuổi thuộc hộ cận nghèo có hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, người lao động hết tuổi lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu...

Ngoài những mở rộng về quyền lợi, chính sách đóng BHYT theo hộ gia đình cũng có sự điều chỉnh linh hoạt hơn.

Không để gián đoạn phục vụ người dân

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định ngành y tế sắp xếp bộ máy hợp lý, tinh gọn, nhưng không để gián đoạn bất cứ hoạt động chăm sóc sức khỏe nào. Quyền lợi của người dân luôn được đặt lên hàng đầu, không để xảy ra khoảng trống trong khám chữa bệnh, phòng chống dịch.

Với sự chuẩn bị đồng bộ từ ngành bảo hiểm xã hội và ngành y tế, người dân hoàn toàn có thể yên tâm thẻ BHYT cũ vẫn dùng được, quyền lợi không thay đổi, các bệnh viện, trạm y tế vẫn hoạt động liên tục, bảo đảm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân sau khi các địa phương sắp xếp lại đơn vị hành chính.

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào? - Ảnh 3.Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Từ ngày 1-7, khi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi chính thức có hiệu lực, người dân đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí thuộc phạm vi quyền lợi được hưởng.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/kham-bao-hiem-y-te-sau-sap-nhap-the-nao-a180373.html