[Phóng sự ảnh]: Chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp hợp lực tìm lộ trình cho công nghiệp xanh bền vững

Tại Diễn đàn Công nghiệp xanh 2025 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức ngày 9/7, nhiều chuyên gia nhận định rằng, trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế ít phát thải, thân thiện môi trường và tuần hoàn, phát triển công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mang tính chiến lược mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam...

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy tổ chức Diễn đàn Công nghiệp xanh 2025 với chủ đề “Hài hòa mục tiêu tăng trưởng cao và phát triển bền vững” thu hút sự quan tâm của nhiều diễn giả, tổ chức quốc tế, đại diện bộ ngành, hiệp hội doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Chử Văn Lâm - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, cho biết theo xếp hạng của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam đã tăng 16 bậc trong vòng 10 năm, từ vị trí thứ 58 vào năm 2009 lên vị trí thứ 42 vào năm 2019, trở thành quốc gia có mức tăng hạng nhanh nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN; đã tiệm cận vị trí thứ 5 trong khu vực (sau Philippines) và tiến gần hơn với nhóm 4 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất trong khối ASEAN... Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Chử Văn Lâm - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, cho biết theo xếp hạng của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam đã tăng 16 bậc trong vòng 10 năm, từ vị trí thứ 58 vào năm 2009 lên vị trí thứ 42 vào năm 2019, trở thành quốc gia có mức tăng hạng nhanh nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN; đã tiệm cận vị trí thứ 5 trong khu vực (sau Philippines) và tiến gần hơn với nhóm 4 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất trong khối ASEAN...
Tiến sĩ Bùi Thanh Minh, Phó Giám đốc Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), cho hay Việt Nam cần tới 360 tỉ USD để hướng tới Net Zero. Về mục tiêu và cam kết Việt Nam đặt ra, tăng công suất điện mặt trời lên 73 GW vào 2030 (gấp 5 lần mục tiêu trước); điện gió tăng từ 21 GW lên 38 GW; ưu tiên hiện đại hóa lưới điện, triển khai 18 dự án thủy điện tích năng. Về giao thông, Việt Nam tập trung triển khai kế hoạch hành động khử carbon, tập trung vào xe điện và giao thông công cộng. Về nông nghiệp cam kết giảm 30% khí mê-tan vào 2030 so với 2020 (theo COP26)… Tiến sĩ Bùi Thanh Minh, Phó Giám đốc Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), cho hay Việt Nam cần tới 360 tỉ USD để hướng tới Net Zero. Về mục tiêu và cam kết Việt Nam đặt ra, tăng công suất điện mặt trời lên 73 GW vào 2030 (gấp 5 lần mục tiêu trước); điện gió tăng từ 21 GW lên 38 GW; ưu tiên hiện đại hóa lưới điện, triển khai 18 dự án thủy điện tích năng. Về giao thông, Việt Nam tập trung triển khai kế hoạch hành động khử carbon, tập trung vào xe điện và giao thông công cộng. Về nông nghiệp cam kết giảm 30% khí mê-tan vào 2030 so với 2020 (theo COP26)…
Theo ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam, xu hướng "tách rời tăng trưởng với phát thải" mà nhiều quốc gia phát triển đã thực hiện là hoàn toàn khả thi với Việt Nam, nếu có chính sách thể chế phù hợp, đồng bộ và có lộ trình. Việt Nam cũng cần sớm chấm dứt mô hình tăng trưởng công nghiệp dựa vào chi phí thấp, tài nguyên nhiều và phát thải cao... Theo ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam, xu hướng "tách rời tăng trưởng với phát thải" mà nhiều quốc gia phát triển đã thực hiện là hoàn toàn khả thi với Việt Nam, nếu có chính sách thể chế phù hợp, đồng bộ và có lộ trình. Việt Nam cũng cần sớm chấm dứt mô hình tăng trưởng công nghiệp dựa vào chi phí thấp, tài nguyên nhiều và phát thải cao...
Tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp như Panasonic, CNCTech, VietCycle… chia sẻ mô hình khu công nghiệp thế hệ mới áp dụng số hóa, công nghệ tuần hoàn, tiết kiệm năng lượng giúp giảm đáng kể chi phí và nâng cao sức cạnh tranh. Các mô hình này cho thấy việc đầu tư vào công nghiệp xanh không những bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt... Tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp như Panasonic, CNCTech, VietCycle… chia sẻ mô hình khu công nghiệp thế hệ mới áp dụng số hóa, công nghệ tuần hoàn, tiết kiệm năng lượng giúp giảm đáng kể chi phí và nâng cao sức cạnh tranh. Các mô hình này cho thấy việc đầu tư vào công nghiệp xanh không những bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt...
Các diễn giả cũng cảnh báo về mâu thuẫn hiện hữu giữa yêu cầu tăng trưởng cao và tiêu chuẩn môi trường ngày càng khắt khe từ các thị trường xuất khẩu. Một số doanh nghiệp nhận định, không thể chờ đến khi bị áp thuế carbon hay bị từ chối hàng hóa mới bắt đầu chuyển đổi. Việt Nam cần hành động từ bây giờ, bắt đầu từ ngành công nghiệp... Các diễn giả cũng cảnh báo về mâu thuẫn hiện hữu giữa yêu cầu tăng trưởng cao và tiêu chuẩn môi trường ngày càng khắt khe từ các thị trường xuất khẩu. Một số doanh nghiệp nhận định, không thể chờ đến khi bị áp thuế carbon hay bị từ chối hàng hóa mới bắt đầu chuyển đổi. Việt Nam cần hành động từ bây giờ, bắt đầu từ ngành công nghiệp...
Các chuyên gia khuyến nghị chiến lược phát triển công nghiệp cần hội tụ đủ bốn yếu tố: (1) định vị công nghiệp xanh là trọng tâm phát triển quốc gia; (2) xây dựng thể chế và tín dụng xanh đủ mạnh; (3) phát triển công nghiệp hỗ trợ có năng lực cạnh tranh; và (4) hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ... Các chuyên gia khuyến nghị chiến lược phát triển công nghiệp cần hội tụ đủ bốn yếu tố: (1) định vị công nghiệp xanh là trọng tâm phát triển quốc gia; (2) xây dựng thể chế và tín dụng xanh đủ mạnh; (3) phát triển công nghiệp hỗ trợ có năng lực cạnh tranh; và (4) hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ...
Các ý kiến tham luận tại Diễn đàn nhấn mạnh vai trò của khu công nghiệp thế hệ mới, tích hợp hạ tầng tuần hoàn, công nghệ tiên tiến và quản trị bền vững. Theo nghiên cứu, các khu công nghiệp xanh có thể tăng suất lao động 15-25%, cải thiện môi trường làm việc và thu hút nhân lực chất lượng cao. Đây được xem là mô hình tiên phong cho chuyển đổi công nghiệp xanh tại Việt Nam... Các ý kiến tham luận tại Diễn đàn nhấn mạnh vai trò của khu công nghiệp thế hệ mới, tích hợp hạ tầng tuần hoàn, công nghệ tiên tiến và quản trị bền vững. Theo nghiên cứu, các khu công nghiệp xanh có thể tăng suất lao động 15-25%, cải thiện môi trường làm việc và thu hút nhân lực chất lượng cao. Đây được xem là mô hình tiên phong cho chuyển đổi công nghiệp xanh tại Việt Nam...
Các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, cơ quan quản lý chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại không gian bên lề sự kiện Diễn đàn Công nghiệp xanh 2025.  Các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, cơ quan quản lý chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại không gian bên lề sự kiện Diễn đàn Công nghiệp xanh 2025. 

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/phong-su-anh-chuyen-gia-nha-quan-ly-va-doanh-nghiep-hop-luc-tim-lo-trinh-cho-cong-nghiep-xanh-ben-vung-a181366.html