TS. BS Nguyễn Quốc Thái (Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai) nhấn mạnh: “Ngay cả khi kiểm soát tốt các chỉ số như LDL-C, huyết áp và đường huyết, người bệnh đái tháo đường vẫn phải đối mặt với nguy cơ tim mạch tồn dư, đặc biệt nếu có tăng triglyceride hoặc non-HDL-C cao”.
Non-HDL-C là một chỉ số lipid máu quan trọng, ngày càng được khuyến cáo trong điều trị rối loạn mỡ máu, cần kiểm soát song song với LDL-C và triglyceride để giảm biến cố tim mạch.
Trong khi đó, biến chứng võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) cũng được xem là yếu tố cảnh báo sớm về diễn tiến nặng của bệnh. Theo thống kê, cứ 3 người mắc ĐTĐ thì có ít nhất 1 người bị VMĐTĐ. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người trong độ tuổi lao động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
![]() |
Theo BSCKII. Nguyễn Thị Thu (Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai), dù đã kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, nghiên cứu Steno-2 vẫn cho thấy 50% bệnh nhân đái tháo đường tiến triển sang VMĐTĐ sau 8 năm. “Điều này cho thấy cần có giải pháp điều trị chủ động và can thiệp sớm hơn, không thể chỉ trông chờ vào kiểm soát đường huyết hay huyết áp đơn thuần”, bà nói.
VMĐTĐ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thị lực của người bị bệnh nếu không phát hiện kịp thời và điều trị. Khi mắc căn bệnh, lớp niêm mạc nằm ở phía sau mắt dần bị tổn thương do tăng đường trong máu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu và dịch môi trường bên trong mắt bị thay đổi ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ, nặng hơn dẫn đến mất thị lực.
Bệnh VMĐTĐ thường xuất hiện sau khoảng từ 10-15 năm khi bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Thống kê cho thấy, tổng thể, sau 15 năm mắc đái tháo đường có 2% bệnh nhân mù lòa và 10% bệnh nhân bị thị lực suy giảm.
Tỉ lệ mắc bệnh VMĐTĐ trong loại 1 là 40%, cao hơn so với loại 2 khoảng 20%. Bệnh võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến nhất ở nhóm tuổi từ 20 đến 65.
Thường bệnh nhân không có bất kì triệu chứng nào trước khi võng mạc bị tổn thương. Thị lực giảm là dấu hiệu cho thấy võng mạc đã bị ảnh hưởng. Tại thời điểm này, bệnh võng mạc đái tháo đường đã phát triển đến mức nặng. Vì vậy, bệnh nhân mắc đái tháo đường nên kiểm tra mắt định kì để bác sĩ phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường và tiến hành điều trị nhằm ngăn ngừa suy giảm thị lực. Để phòng ngừa và điều trị bệnh VMĐTĐ, người bệnh nên theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mắt, điều chỉnh lối sống và kiểm soát mức đường huyết.
![]() |
Bệnh nhân thường xuyên kiểm tra đường huyết để dùng thuốc hợp lí. |
Trong số các biến chứng do bệnh ĐTĐ gây nên, biến chứng tim mạch là phổ biến nhất. Nguyên nhân tử vong do căn nguyên tim mạch chiếm tới 70% ở các bệnh nhân ĐTĐ. Chính vì vậy, việc hiểu biết đặc điểm về bệnh lý cũng như những biểu hiện lâm sàng của biến chứng tim mạch sẽ góp phần phòng ngừa, hạn chế sự tiến triển của bệnh tim mạch ở các bệnh nhân ĐTĐ.
Bệnh đang có xu hướng tăng rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây và đang trở thành mối quan tâm rất lớn cho toàn xã hội bởi những hậu quả nặng nề do bệnh để lại.
Tuỳ theo vị trí của mạch máu bị thương tổn mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu tổn thương động mạch mắt, sẽ gây nên giảm thị lực rồi dẫn đến mù loà. Nếu tổn thương ở động mạch thận sẽ dẫn đến suy thận, tăng huyết áp. Tổn thương động mạch vành sẽ dẫn đến cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử; tổn thương mạch máu não sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não và tổn thương ở động mạch chi sẽ dẫn đến biểu hiện viêm tắc động mạch chi (đi cà nhắc cách hồi, hoại tử đầu chi...).
Hi vọng từ liệu pháp kép
Các chuyên gia đến từ nhiều bệnh viện trong cả nước đều ghi nhận hiệu quả tích cực của fenofibrate – một hoạt chất đang nổi lên như chiến lược điều trị kép trong quản lý bệnh nhân ĐTĐ.
Fenofibrate, khi phối hợp với statin, không chỉ giúp kiểm soát lipid máu hiệu quả mà còn giảm tiến triển bệnh võng mạc. Các nghiên cứu quốc tế cho thấy hoạt chất này có thể làm giảm 40% tiến triển VMĐTĐ, giảm đến 37% nhu cầu điều trị bằng laser – hiệu quả được ghi nhận rõ ở nhóm bệnh nhân có bệnh võng mạc không tăng sinh mức độ nhẹ và vừa.
Đáng chú ý, hiệu quả của fenofibrate không phụ thuộc vào nồng độ triglyceride hay HDL-C, tức là vẫn có lợi ở cả những bệnh nhân không rối loạn lipid máu rõ rệt.
Nhiều khuyến cáo chuyên môn tại Việt Nam và quốc tế đã đề cập tới chỉ định dùng fenofibrate trong điều trị VMĐTĐ. Tại Việt Nam, hướng dẫn của Bộ Y tế, Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam, Hội Nội tiết Hoa Kỳ và Bệnh viện Mắt Trung ương đều đã đưa fenofibrate vào danh mục khuyến nghị.
Điều trị toàn diện
Hiện tại, các cơ sở y tế như Bệnh viện Đa khoa TP Vinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã triển khai mô hình khám mắt định kỳ cho bệnh nhân ĐTĐ, đồng thời áp dụng hướng dẫn đánh giá các chỉ số lipid máu như non-HDL-C để tầm soát sớm nguy cơ tim mạch.
“Chúng tôi nhận thấy rằng tim mạch và võng mạc không phải là hai biến chứng tách biệt. Chúng liên quan chặt chẽ về mặt cơ chế bệnh sinh, yếu tố nguy cơ và tiên lượng. Vì vậy, không thể chỉ điều trị đơn ngành, mà cần sự phối hợp giữa chuyên khoa nội tiết, tim mạch, mắt và dinh dưỡng”, một chuyên gia nhấn mạnh.
Trong bối cảnh bệnh đái tháo đường ngày càng phổ biến, chiến lược điều trị kép, phòng ngừa cả tim mạch và võng mạc không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ mà còn bảo vệ thị lực, nâng cao chất lượng sống người bệnh. Fenofibrate đang được kỳ vọng trở thành chìa khóa mới trong quản lý các biến chứng mạn tính của ĐTĐ, đặc biệt khi được triển khai đúng thời điểm và đúng đối tượng.
![]() |
Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, ca mắc tăng
09/07/2025
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/bien-chung-kep-tim-mach-vong-mac-o-benh-nhan-tieu-duong-co-the-ngan-chan-tu-som-a181693.html