Kiểm soát thực phẩm nhà làm ra sao sau khi sáp nhập?

Sau sáp nhập, Sở Y tế TP.HCM đề xuất phương án tổ chức lại trạm y tế phường, xã khi triển khai chính quyền địa phương hai cấp. Về chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế sẽ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong đó có hoạt động an toàn thực phẩm.

thực phẩm nhà làm - Ảnh 1.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên mua những loại thực phẩm có gắn nhãn mác đầy đủ để đảm bảo an toàn - Ảnh chụp màn hình: THU HIẾN

Cụ thể, trạm y tế sẽ có chức năng giám sát, xử lý

Việc kiểm tra thực phẩm nhà làm nhưng lại mang ra đóng gói rao bán tràn lan, cũng là "bài toán" khó vì nhiều sản phẩm được sản xuất tại nhà dường như rất kín đáo.

Còn với người tiêu dùng nếu mua phải thực phẩm kém chất lượng họ sẽ phản ứng bằng cách không tiếp tục mua hàng nữa thay vì báo với cơ quan chức năng, do vậy càng khó khăn hơn.

Về lâu dài, để giám sát được cơ sở này cần phải tăng cường thêm nhân lực, trong đó phải có nhân sự chuyên sâu về an toàn thực phẩm vì thực chất hiện nay chỉ giám sát, kiểm tra những cơ sở không quá phức tạp. Nhân sự chỉ được tập huấn và đi ra kiểm tra nên rất khó.

Phía người mua không chỉ cẩn thận mà cũng phải có trách nhiệm với bản thân và gia đình, thận trọng xem xét nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng phải tăng cường kiểm tra giám sát và có chế tài xử phạt nghiêm khi phát hiện.

Hiện nay, nhân sự trạm y tế thường xuyên phối hợp cùng với địa phương thành lập đoàn kiểm tra để giám sát công tác an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn.

* PGS NGUYỄN DUY THỊNH (nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội):

Cảnh giác với thực phẩm nhà làm trên mạng, không rõ nguồn gốc

thực phẩm nhà làm - Ảnh 3.

Những năm gần đây ý thức của người dân trong vấn đề an toàn thực phẩm đã được nâng cao rất nhiều. Người mua đã có chọn lọc rất kỹ, ý thức để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, do vậy họ hay mua ở những cửa hàng quen, người quen, có tính tín nhiệm cao. 

Về phía người bán cũng đã ý thức được việc phải bảo vệ thương hiệu, chất lượng để làm ăn lâu dài. Việc mua bán thực phẩm nhà làm phụ thuộc vào sự tự giác của mỗi bên.

Mặc dù vậy nhưng hiện nay dù gán mác nhà làm nhưng có một số các hộ kinh doanh gia đình vì mục đích lợi nhuận, cho quá nhiều các chất phụ gia bảo quản để kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Do những người bán này không hiểu hết được quy định khi sử dụng hóa chất và chất phụ gia, nên sử dụng quá liều lượng cho phép làm thực phẩm giòn và dai hơn.

Người tiêu dùng nên cảnh giác khi cảm thấy thực phẩm có dấu hiệu bất thường. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc khi mua nên lựa chọn những người quen biết, chất lượng tốt. Bản thân người bán nên có sự tự giác để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm buôn bán lâu dài. 

Đặc biệt, người dân không nên mua những sản phẩm trên mạng xã hội không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng... để tránh ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

* Bà NGUYỄN THỊ NHƯ Ý (chủ tịch UBND phường Phú Nhuận, TP.HCM):

Thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt

thực phẩm nhà làm - Ảnh 4.

Sau sáp nhập việc sắp xếp, chức năng quản lý về an toàn thực phẩm tại địa phương như: nhà hàng, quán ăn, hàng rong, vỉa hè, thực phẩm nhà làm... được phân công cho tổ y tế thuộc phòng văn hóa - xã hội của UBND phường (phòng này sẽ chia làm nhiều tổ chuyên môn trong đó có tổ y tế, nhân sự bao gồm các cán bộ phụ trách có chuyên môn trực tiếp liên quan, trong đó có chuyên viên phòng y tế phụ trách lĩnh vực này trước đây).

Do đó, công tác quản lý, thực hiện các chỉ đạo của TP, phối hợp với Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đối với các nội dung liên quan vẫn được thực hiện xuyên suốt. 

Đối với các hộ kinh doanh thực phẩm, ngay từ khâu đăng ký kinh doanh (quận Phú Nhuận trước đây và phường hiện nay) đã được đơn vị thông tin tuyên truyền đầy đủ về các nội dung theo quy định.

Trước đây, quận luôn vận động các hộ kinh doanh thực phẩm tải và cùng dùng ứng dụng "Phú Nhuận" đồng hành cùng doanh nghiệp để cùng tương tác, trao đổi trực tiếp và thông tin hai chiều. Hiện nay, phường đang cũng cố, vận hành lại ứng dụng này để tiếp tục kết nối, đồng hành cùng doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Thăm dò ý kiến

Hiện nay nhan nhản quảng cáo hàng 'nhà làm', không ai kiểm định, xác minh nguồn gốc nguyên liệu, quy trình chế biến... Theo bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Không nên mua hàng 'nhà làm' nếu không quen biết

Chỉ mua hàng 'nhà làm' khi công bố thành phần rõ ràng

Ý kiến khác

Bình chọnXem kết quả
Kiểm soát thực phẩm nhà làm ra sao, sau khi sáp nhập? - Ảnh 5.Tràn lan 'hàng nhà làm' nhiều rủi ro

Từ khô bò, bánh trung thu, giò chả... được rao bán là 'hàng nhà làm' nhan nhản trên chợ mạng nhưng không hạn sử dụng, không nguồn gốc, chất lượng không được kiểm chứng... đang tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm với người tiêu dùng.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/kiem-soat-thuc-pham-nha-lam-ra-sao-sau-khi-sap-nhap-a182239.html