'CEO khoác áo cà sa trụ trì' Thích Vĩnh Tín kéo Thiếu Lâm Tự vào vòng xoáy thế tục ra sao?

Ngôi cổ tự ngàn năm, chốn thiền môn thanh tịnh, nay lại rúng động bởi tin trụ trì Thích Vĩnh Tín bị điều tra hình sự, kéo Thiếu Lâm Tự vào vòng xoáy của thế tục.

Thiếu Lâm Tự - Ảnh 1.

Trong suốt 26 năm trụ trì Thiếu Lâm Tự, Thích Vĩnh Tín biến ngôi chùa ẩn mình nơi núi rừng thành một "đế chế thương mại" - Ảnh: IFENG

Ngày 26-7, thông tin từ

Năm 1982, phim điện ảnh Thiếu Lâm Tự gây chấn động phòng vé, biến cổ tự ngàn năm trở thành biểu tượng giải trí ăn khách. Từ đó cục diện sinh tồn của ngôi chùa này thay đổi toàn bộ - Ảnh: QQ

Từ ngôi chùa hoang tàn đến đế chế thương mại

Theo tờ QQ, năm 1965, tại huyện Ứng Thượng, thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy, một cậu bé nông dân tên Lưu Ứng Thành (pháp danh là Thích Vĩnh Tín) chào đời. Bước sang thập niên 1980, Trung Quốc rộ lên phong trào khí công và Võ sư trẻ 21 tuổi, đời 34 nổi tiếng của Thiếu Lâm Tự, đột ngột qua đời

Năm 1996, Thích Vĩnh Tín đăng ký tên miền và lập website chính thức cho Thiếu Lâm Tự, trở thành một trong những tổ chức tôn giáo đầu tiên tại Trung Quốc "ôm trọn" xu thế số hóa.

Năm 1997, ông thành lập Công ty Phát triển Thực nghiệp Thiếu Lâm Tự Hà Nam, công ty tôn giáo đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc.

Từ đó bản đồ kinh doanh của Thiếu Lâm Tự liên tục mở rộng sang các lĩnh vực văn hóa, ẩm thực, du lịch, dược phẩm, thời trang… và dần tạo dựng nên một hệ sinh thái thương mại đa ngành với chiến lược mở rộng thương hiệu, đầu tư ra nước ngoài, không thua kém bất kỳ tập đoàn kinh tế nào.

Thiếu Lâm Tự - Ảnh 3.

Đến năm 2019, doanh thu hiệu thuốc của Thiếu Lâm Tự vượt 80 triệu nhân dân tệ, giúp thương hiệu trở thành “hiện tượng mạng” trong ngành y học cổ truyền - Ảnh: QQ

Khi lòng tin trở thành công cụ kiếm tiền

Trên thực tế, những tranh cãi xoay quanh quá trình thương mại hóa Thiếu Lâm Tự đã tồn tại suốt nhiều năm qua.

Năm 2015, một người tự xưng là cựu đệ tử Thiếu Lâm - Thích Chính Nghĩa - gửi đơn tố cáo Thích Vĩnh Tín có quan hệ phức tạp với nhiều phụ nữ, sử dụng hai căn cước công dân, chiếm dụng tài sản chùa… với tổng cộng 7 điểm nghi vấn lớn. Sau đó cơ quan chức năng tiến hành điều tra và kết luận một số nội dung không có thật, số còn lại không đủ căn cứ.

Hồi tháng 2-2015, thông tin Thiếu Lâm Tự chuẩn bị xây khách sạn 4 sao và sân golf tại Úc từng gây sốt truyền thông.

Những vấn đề gây bức xúc như giá vé vào chùa tăng vọt, tiền công đức hằng năm bị cho là quá cao, giá hương thắp tại chùa - loại rẻ nhất 400 nhân dân tệ, còn loại cao cấp lên đến 100.000 nhân dân tệ.

Thiếu Lâm Tự - Ảnh 4.

Nhờ mô hình đặc biệt “tôn giáo + thương mại”, tổng thu nhập hằng năm của Thiếu Lâm Tự tăng vọt từ chưa tới 1 triệu nhân dân tệ trong thập niên 1980 lên hơn 1,2 tỉ nhân dân tệ vào năm 2019 - Ảnh: QQ

Các cửa hàng trong khuôn viên chùa bị tố có giá thuê cao ngất, thậm chí hàng triệu nhân dân tệ mỗi năm. Những món đồ phong thủy, trang sức cũng bị cho là thổi giá quá mức, dẫn đến làn sóng phản đối nhà chùa đang "mượn đức tin để trục lợi".

Việc Thích Vĩnh Tín từng nắm 80% cổ phần trong công ty quản lý tài sản của chùa càng khiến dư luận ngỡ ngàng. Đỉnh điểm là vụ đấu giá đất 452 triệu nhân dân tệ tại Trịnh Châu năm 2022, khiến nhiều người lo ngại chốn thiền môn thanh tịnh đang trở thành sân chơi của giới đầu tư.

Đến nay, trong số các công ty do Thiếu Lâm Tự đầu tư, còn 7 công ty đang hoạt động, 8 công ty bị giải thể, và 1 công ty bị thu hồi giấy phép. Doanh nghiệp này từng hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư văn hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa, và cả bất động sản.

Trước loạt chỉ trích, Thích Vĩnh Tín luôn bảo vệ quan điểm của mình: "Thương mại hóa là để bảo tồn và phát triển văn hóa".

Thiếu Lâm Tự - Ảnh 5.

Nhiều người chỉ trích rằng Thiếu Lâm Tự biến việc dâng hương thành “trả tiền mua sự an tâm” - Ảnh: DEALMOON

Suốt 26 năm giữ vai trò phương trượng, Thích Vĩnh Tín dẫn dắt Thiếu Lâm Tự thoát khỏi cảnh u tịch, vươn lên thành một đế chế tôn giáo - văn hóa - thương mại quy mô toàn cầu.

Con đường ông chọn, dù gây tranh cãi, nhưng góp phần đưa võ thuật Thiếu Lâm vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, thiết lập hơn 50 trung tâm truyền bá văn hóa tại hàng chục quốc gia với hàng chục triệu người theo học mỗi năm.

Chiến lược "văn hóa đi ra thế giới" từng được đánh giá cao khi Thiếu Lâm Tự đóng góp vào các diễn đàn quốc tế về biến đổi khí hậu, y tế cộng đồng, góp phần lan tỏa tinh thần thiền định trong xã hội hiện đại.

Thế nhưng, vụ điều tra mới đây đã phơi bày mặt tối trong cỗ máy vận hành đó. Một học giả Trung Quốc từng cảnh báo: "Nếu thương mại hóa vượt ngưỡng, Thiếu Lâm Tự có thể sẽ không còn là tổ đình Thiền tông, mà chỉ còn là công viên giải trí võ thuật".

Vạch trần đế chế thương mại của trụ trì Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín - Ảnh 6.Trụ trì Thiếu Lâm Tự bị điều tra vì dính líu nhiều bê bối

Tối 27-7, Thiếu Lâm Tự chính thức ra thông báo xác nhận trụ trì Thích Vĩnh Tín đang bị điều tra do liên quan đến hành vi vi phạm hình sự. Thông tin này xuất hiện sau khi mạng xã hội lan truyền tin ông bị cơ quan chức năng đưa đi điều tra.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/ceo-khoac-ao-ca-sa-tru-tri-thich-vinh-tin-keo-thieu-lam-tu-vao-vong-xoay-the-tuc-ra-sao-a182638.html