Sáng 10/6, tại phiên thảo luận ở tổ, nêu quan điểm về dự án
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận tổ. Ảnh: LH
Theo ông Huệ, Luật Viễn thông năm 2009 tập trung điều chỉnh “hoạt động kinh doanh viễn thông”, còn dự luật trình Quốc hội lần này xác định phạm vi điều chỉnh là hoạt động viễn thông. Nhưng liệu như vậy đã đủ?
Ngoài những hoạt động đã được liệt kê tại Điều 3, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, hoạt động viễn thông còn phải bao gồm các nội dung như quyền tham gia hoạt động viễn thông; quyền được bảo đảm an toàn viễn thông cả bên cung cấp và bên sử dụng dịch vụ viễn thông; cạnh tranh trong hoạt động viễn thông; nghiên cứu triển khai hoạt động viễn thông chứ không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh doanh viễn thông thuần tuý.
"Trong lần thảo luận đầu tiên này, chúng ta cần tập trung thảo luận các vấn đề lớn về quan điểm, chính sách để trên cơ sở đó thiết kế chi tiết các điều luật thì mới có tuổi thọ lâu dài được", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, đối với dự luật này, bên cạnh việc thuyết minh rõ ràng phạm vi điều chỉnh của hoạt động viễn thông, cần phân tích rất kỹ bối cảnh xây dựng chính sách, tác động của chính sách và lợi ích của quốc gia, doanh nghiệp trong nước cũng như các thành phần kinh tế thuộc phạm vi áp dụng của luật này.
“Luật này có những vấn đề xuyên biên giới nên trong nước và nước ngoài đều rất quan tâm”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, chuyển đổi số có tiềm ẩn rủi ro liên quan đến chủ quyền số quốc gia, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, nhưng cũng là cơ hội cho các nước đi sau. Do vậy, Luật Viễn thông (sửa đổi) cũng phải đặt trong bối cảnh này.
Theo rà soát của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, hiện có khoảng 205 văn bản quy pháp pháp luật còn hiệu lực thi hành liên quan đến dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), trong đó có 64 luật và bộ luật, 72 nghị định, 65 thông tư, 4 thông tư liên tịch và 12 điều ước quốc tế.
Với số lượng văn bản liên quan nhiều và phức tạp như vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải tiếp tục rà soát, nếu không sẽ lại chồng chéo, mâu thuẫn như các đại biểu Quốc hội vừa phân tích.
"Những luật đi vào chuyên môn sâu như thế này, khâu lấy ý kiến, đánh giá tác động đặc biệt quan trọng, nhất là trong điều kiện nước ta đang phát triển, thực tiễn cuộc sống thay đổi rất nhanh, phát triển liên tục nên luật pháp cũng có thể không theo kịp thực tiễn thì phải rà soát để sửa đổi", Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Luật này phải bảo đảm các nguyên tắc: có các quy định bắt buộc để thực hiện các cam kết quốc tế, đã cam kết rồi thì không thể không làm được; bảo đảm không có các quy định trái hoặc đi ngược với các cam kết quốc tế, nếu có sẽ nằm ở trường hợp ngoại lệ được phép áp dụng hoặc có lộ trình; dự lường những phản ứng từ các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để kịp thời thông tin rõ ràng và hài hoà các khái niệm, định nghĩa trong luật.
Có ý kiến hỏi vì sao lại đưa sữa cho người già vào danh mục mặt hàng bình ổn giá trong khi trước đó chưa có đánh giá tác động thế nào... Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, ông lại vừa nhận được ý kiến về giá trần, giá sàn vé máy bay. Ông đề nghị, phải lắng nghe rất kỹ lưỡng, thuyết phục và giải thích đầy đủ.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/chu-tich-quoc-hoi-khau-lay-y-kien-danh-gia-tac-dong-dac-biet-quan-trong-a46147.html