TPHCM chính thức đặt tên cầu Ba Son và Thủ Thiêm

TPO - Cầu Thủ Thiêm 1 chính thức được đặt tên thành cầu Thủ Thiêm, trong khi đó, cầu Thủ Thiêm 2 được đặt tên thành cầu Ba Son.

Sáng 14/6, UBND TPHCM đã tổ chức lễ công bố đặt tên cầu Thủ Thiêm và

Cầu Ba Son được kỳ vọng là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn.

Theo đó, HĐND TP thống nhất đặt tên “Thủ Thiêm” cho cây cầu (tên gọi cũ là cầu Thủ Thiêm 1) kết nối từ đường Ngô Tất Tố, đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) đến đường Nguyễn Cơ Thạch, khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức).

Bên cạnh đó, đặt tên “Ba Son” cho cây cầu (tên gọi cũ là cầu Thủ Thiêm 2) kết nối từ đường Tôn Đức Thắng (quận 1) đến khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức).

Cầu Thủ Thiêm hoàn thành từ năm 2007, có ý nghĩa kết nối khu đô thị Thủ Thiêm (thuộc TP Thủ Đức) với quận Bình Thạnh.

Cầu có tổng chiều dài 1.250m gồm 6 làn xe, tổng chi phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng và góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tên gọi Thủ Thiêm có từ thế kỷ 18 và là địa danh thuộc TP Thủ Đức.

Cầu Ba Son bắc qua sông Sài Gòn, kết nối giữa quận 1 với TP Thủ Đức được khởi công năm 2015 và thông xe vào dịp kỷ niệm 30/4/2022 với tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỷ đồng.

Cầu có chiều dài hơn 1.400m với 6 làn xe; thiết kế dây văng với trụ tháp chính được xem là biểu tượng cổng chào từ trung tâm Thành phố qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cầu Ba Son được kỳ vọng là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn.

Ba Son là tên gọi có từ năm 1790 khi chúa Nguyễn Ánh đặt trại thủy quân và xây dựng xưởng thủy bên bờ sông Sài Gòn. Nhà máy Ba Son và phong trào công nhân nơi đây gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và sau này được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

TPHCM cấm xe sơ-mi rơ-mooc lưu thông trên 8 tuyến đường
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển 45.000 lít dầu D.O trái phép
Chi tiết mức phí đề xuất trông giữ xe lòng, lề đường ở TPHCM
Hiện trạng bảo quản tượng vua Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn trước khi sửa chữa
Hiện trạng bảo quản tượng vua Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn trước khi sửa chữa

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/tphcm-chinh-thuc-dat-ten-cau-ba-son-va-thu-thiem-a46627.html