Bộ trưởng Nội vụ: Sớm hoàn thiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương

TPO - Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nhiều vấn đề khó như Nghị định khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì mục đích chung; lộ trình cải cách chính sách tiền lương sẽ phải được hoàn thiện trong thời gian tới.

Ngày 7/7, phát biểu kết luận hội nghị Bộ Nội vụ với các địa phương sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm,

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: PV)

Ngược lại, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng thẳng thắn chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc, như tình trạng cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, sợ sai, không dám làm; kỷ luật, kỷ cương và hoạt động công vụ, đạo đức và văn hóa công vụ nhiều nơi chưa nghiêm, hiệu quả thấp.

Bên cạnh đó, việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ gắn vị trí việc làm và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức còn khó khăn, hạn chế và có mặt lúng túng; cải cách hành chính ở một số địa phương chưa được chú trọng, chuyển biến chậm, chỉ số thấp…

Theo Bộ trưởng Nội vụ, nhiệm vụ trong thời gian tới rất nặng nề, cùng với việc hiện thực hóa các nghị quyết của Đảng, vừa phải giải quyết vướng mắc, bất cập đã tồn tại từ lâu; đồng thời phải xử lý, phản ứng nhanh với những vấn đề phát sinh lớn liên quan tới lĩnh vực của ngành.

Trên cơ sở đó, ngành nội vụ sẽ hoàn thành 16 nghị định, 13 thông tư, các đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, nhiều vấn đề khó, nhất là Nghị định khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì mục đích chung; hay lộ trình cải cách chính sách tiền lương…

Đồng thời, bộ sẽ tập trung tổng lực cho việc quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW và Kết luận số 48-KL/TW và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 với tinh thần thận trọng, chắc chắn, khoa học, bài bản nhưng phải thống nhất, đồng thuận, hiệu quả, không cầu toàn, không nóng vội.

Bộ trưởng Nội vụ cũng lưu ý, các địa phương cần tập trung thật kỹ lưỡng để cụ thể hóa Nghị định số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Bởi vì, nghị định này gói ghém tất cả những yêu cầu về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, giải quyết được bài toán vô cùng căn cơ và quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở. Đặc biệt là chuẩn bị một bước cho việc thực hiện liên thông đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.

Lãnh đạo Bộ Nội vụ cũng nhấn mạnh đến nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế và giảm viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, đây là vấn đề nóng bỏng và cấp thiết. Trên cơ sở đó, tham mưu bảo đảm đến năm 2026 hoàn thành giảm 5% biên chế công chức, giảm 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, thời gian tới, cần tham mưu giải quyết hiệu quả tình trạng cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm, trong đó lưu ý công tác giáo dục chính trị tư tưởng, kỷ cương, kỷ luật, hoàn thiện thể chế, chính sách xử lý vi phạm.

Đồng thời giải quyết tình trạng cán bộ bỏ việc, thôi việc, chú trọng xây dựng môi trường văn hóa; thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương; hoàn thiện thể chế, chính sách; cùng với đó, nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức, viên chức theo chỉ tiêu biên chế và chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ trưởng Nội vụ: Quyết tâm 'công phá' tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm
Quốc hội yêu cầu báo cáo lộ trình cải cách chính sách tiền lương
Bộ Nội vụ thông tin về lộ trình cải cách tiền lương sau khi tăng lương cơ sở
Bộ Nội vụ thông tin về lộ trình cải cách tiền lương sau khi tăng lương cơ sở

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/bo-truong-noi-vu-som-hoan-thien-lo-trinh-cai-cach-chinh-sach-tien-luong-a50150.html