Bà có thể chia sẻ kinh nghiệm thành công trong cải thiện chất lượng môi trường không khí trên thế giới.?
Bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng:
Cách đây khoảng 20 năm tôi sang Bangkok, và mới đây tôi quay lại thành phố này, cảm thấy nơi đây phát triển rất kinh khủng với quá nhiều tòa nhà cao tầng, hệ thống giao thông dày đặc. Tôi nghĩ các thành phố của Việt Nam không nên phát triển quá nhanh như vậy. Tôi vẫn thích không khí tại Hội An hay Đà Nẵng hơn.
![]() |
Bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng |
Theo tôi, chúng ta nên tạo một con đường phát triển xanh riêng, không nên áp dụng công nghệ phát triển của nước ngoài vào nước ta. Tôi nghĩ chúng ta cần nhìn vào sự phát triển của một số nước trên thế giới để tránh đi vào con đường đó. Nhật là nước rất là giàu và chi phí sinh hoạt cao, ví dụ một chai nước mua tại Việt Nam chỉ 5 nghìn đồng, nhưng mua tại Nhật có giá 50 nghìn đồng. Khi tìm hiểu thì tôi biết được giá cao là do người ta cần chi phí để xử lý rác thải, chi phí cho người lao động,… Từ đó có thể thấy Việt Nam đang có con đường phát triển khá tốt với một môi trường xanh, giá cả phải chăng, phù hợp với mức sống người dân.
Theo tôi, về hướng phát triển đất nước, chúng ta không nên tự biến nước mình thành xưởng công nghiệp cho nước khác, xây dựng hệ thống giao thông công cộng để không có quá nhiều phương tiện giao thông, giảm thiểu khí thải.
Chúng ta có thể học bài học từ Trung Quốc và các nước khác như họ có một hệ thống minh bạch thông tin các sản phẩm về nguồn gốc, chất thải, khí thải. Có thể mất 10-15 năm để có thể đưa ra một hệ thống dữ liệu như vậy. Nhưng để phát triển bền vững thì điều đó chúng ta thực hiện được.
Tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp nước ngoài đã đưa ra những tiêu chuẩn về sản phẩm ép các xí nghiệp trong nước thực hiện theo.
Theo tôi nên gia tăng áp lực của người tiêu dùng, áp lực của chính sách để giảm thiểu tình trạng ô nhiềm môi trường từ các khu công nghiệp.
Bên cạnh đó nhiều thành phố trên thế giới đã áp đặt ra các khu phát thải thấp. Ví dụ như ở Việt Nam đã có nhiều khu phố đi bộ,
Theo tôi thời gian tới nên tăng cường phát triển đường đi xe đạp, đường đi bộ, xe buýt chung đối với học sinh.
Để giảm thiểu khí thải cần có sự phối hợp khác nhau giữa các doanh nghiệp, phối hợp giữa người dân và có sự kiểm soát, giám sát của các cơ quan chức năng.
Các cơ quan chức năng khi đã có kế hoạch thì phải giám sát để đáp úng đúng kế hoạch.
Bên cạnh đó nên đầu tư vào nghiên cứu, vào khoa học để góp phần nâng cao chất lượng không khí.
Đồng thời lôi kéo sự tham gia, giám sát của người dân, tự nhắc nhở nhau bảo vệ môi trường tránh khỏi sự ô nhiễm không khí.