Phim lấy bối cảnh cận Tết, người dân Thủ đô phải sơ tán lên chiến khu nên những cành đào phải vất vả lắm mới kiếm được. Phở là món ăn thân thuộc với người Hà Nội, và trong không khí tĩnh lặng của Hà Nội xưa, trong một góc phố thường vang lên tiếng piano réo rắt.
Đào, phở và piano là ba sự vật hiếm khi được liên tưởng đặt chung một chỗ, nhưng đều là những thứ đặc trưng, tinh túy của Hà Nội xưa.
Thỏa mãn cả phần nghe, phần nhìn
Đạo diễn Phi Tiến Sơn bỏ không ít công sức để phần hình ảnh, âm thanh của
Đoạn phố cổ dài hơn trăm mét ở Đào, phở và piano được dựng từ bãi đất trống nằm bên hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc). Đạo diễn và ê-kíp quyết định dựng mới hoàn toàn bối cảnh chiến lũy xưa.
Ngoài dàn diễn viên thực lực, vai nữ chính được giao cho gương mặt mới là Cao Thùy Linh. Mới 20 tuổi, chưa có kinh nghiệm đóng phim, diễn xuất của Thùy Linh trong phim dừng ở mức tạm ổn, cách thoại cũng cần cải thiện nhiều. Tuy vậy, Thùy Linh dũng cảm đóng cảnh nóng ngay lần đầu chạm ngõ điện ảnh.
Đào, phở và piano do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng CTCP Phim truyện I thực hiện. Đạo diễn Phi Tiến Sơn nghĩ tới ý tưởng thực hiện bộ phim này đúng dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (năm 2010). Ông cho biết đã dành cả chục năm tích lũy, xử lý kịch bản để cho ra đời Đào, phở và piano. Lúc đầu, đạo diễn nhắm tới một cái tên khác cho phim là Ngày tận hiến.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/co-gi-o-dao-pho-va-piano-dang-gay-sot-khien-web-dat-ve-sap-a85323.html