Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai chia sẻ trong buổi hội thảo - Ảnh: HỒ LAM
Sáng 23-2, tại phòng họp B, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TP.HCM (81 Trần Quốc Thảo, quận 3) đã diễn ra buổi hội thảo Thơ và nhạc, tương sinh hay tương khắc?, do Wendy tiếp tục dự định dang dở của Phi Nhung, Tô Hiếu phổ nhạc thơ Hoài Linh dịp giỗ đầu Chí Tài
Nhiều ý kiến trong buổi hội thảo đều đồng tình rằng trong văn bản các bài hát phổ thơ thì nên đề tên nhạc sĩ trước vì đây là tác phẩm âm nhạc, chú trọng ca từ. Việc đưa lời thơ vào thì cũng có phần thay đổi.
Nhưng việc sắp xếp theo trật tự nào cũng không quá quan trọng, vì dù sao tác phẩm cũng là "đứa con tinh thần" của cả nhà thơ và nhạc sĩ.
PGS.TS Bùi Thanh Truyền phân tích nhiều nhạc sĩ cũng có thể là một thi sĩ. Và nhiều nhà thơ cũng rất chú trọng nhạc tính trong thơ khi sáng tác.
Như trường hợp của Nguyễn Đình Thi, ông là một thi sĩ và cũng là một nhạc sĩ.
Tuy nhiên, có những bài thơ như bài Lá đỏ thì ông để cho nhạc sĩ Hoàng Hiệp sáng tác. Và chính sự kết hợp này đã làm nên một sản phẩm nghệ thuật được công chúng đón nhận.
Theo nhà văn Bích Ngân, một ca khúc phổ thơ được lan tỏa rộng rãi trong đời sống thì giá trị thụ hưởng nên chia đều cho nhà thơ và nhạc sĩ.
Và một giải thưởng trao cho ca khúc phổ thơ không chỉ nên tôn vinh nhạc sĩ, mà đôi khi lãng quên nhà thơ.
Ngôn ngữ của nhà thơ và giai điệu của nhạc sĩ khi có cùng tần số thẩm mỹ sẽ nảy nở thành một ca khúc phổ thơ đặc sắc.
Ngược lại, ca khúc phổ thơ vì những tác động ngoài nghệ thuật như: sự nể nang, miễn cưỡng chỉ mang lại những tác phẩm lạnh lẽo, chìm khuất...
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/tho-va-nhac-giong-nhu-doi-tinh-nhan-a86111.html