Người dân đi lễ hội chùa Hương vào mùng 6 tháng giêng năm Giáp Thìn 2024 - Ảnh: T.ĐIỂU
Lỗi đó từ đâu ra và làm sao để sửa lại văn hóa
Bạn trẻ quét mã QR để tìm hiểu về đền thờ vua Đinh tại cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) - Ảnh: T.T.D.
Thay đổi nhận thức
* Phải làm sao để dựng lại văn hóa đi chùa, thưa ông?
- Trong một số trường hợp, việc lạm dụng tín ngưỡng theo hướng mê tín dị đoan liên quan đến tăng ni. Những nhà tu hành giữ Phật giáo dung hợp được tín ngưỡng ở mức hợp lý thì rất hay, tạo ra những sắc thái rất đặc sắc của Phật giáo.
Còn vượt quá giới hạn là Phật giáo mất uy tín như đã thấy. Giáo hội
Người dân thắp hương, viếng chùa Ngọc Hoàng (TP.HCM) vào chiều 13 tháng giêng âm lịch - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN
* Thượng tọa Thích Minh Hiền (Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam):
4 uy nghi và 5 giới
Thượng tọa Thích Minh Hiền
Văn hóa Phật giáo Việt Nam là năm mới các thiện nam tín nữ, phật tử đi hành hương trẩy hội đầu xuân.
Đi chùa, dù ở bất cứ chùa nào, cũng phải giữ gìn bốn uy nghi của mình thông qua bốn hành vi đi - đứng - nằm - ngồi.
Với phật tử, giữ gìn năm giới mà mình đã thụ nhận trước Tam bảo khi quy y Tam bảo là không sát sinh - không trộm cắp - không tà dâm - không nói dối - không dùng các chất gây nghiện.
Năm giới mà Đức Phật đưa ra từ hơn 2.600 năm trước, đến nay vẫn hoàn toàn phù hợp với đạo đức trong một xã hội hiện đại.
Cho nên trong đời sống cũng như khi đi chùa, người dân không cần làm gì nhiều, chỉ cần giữ bốn uy nghi và năm giới cho mình là trọn vẹn.
Nơi an lành nhen nhóm thiện lương
MAI THƯƠNG (30 tuổi, chủ chuỗi kinh doanh F&B Hà Nội)
Đầu năm đến những nơi linh thiêng như đền chùa, trên cả việc cầu bình an hay danh lợi cá nhân thì việc vãn cảnh chùa là để mình tìm về một nơi cho tâm mình tĩnh lặng lại, để mình có cơ hội soi chiếu vào chính mình, chiêm nghiệm lại những gì đã qua.
Chùa chiền hay các cơ sở tôn giáo đều nên là nơi an lành để nhen nhóm sự thiện lương bên trong mỗi người.
Nhờ đó mà mình tự sửa mình, răn mình hướng tới đời sống tốt đẹp hơn, làm nhiều việc thiện hơn và tìm thấy được sự cân bằng, bình an. Từ đó tự khắc tâm sẽ an, mọi sự hanh thông và trở nên tốt đẹp hơn.
Các đền, chùa có rất nhiều công trình là đỉnh cao kiến trúc ở giai đoạn ấy, như là Đan viện Thánh mẫu Châu Sơn (Nho Quan, Ninh Bình) hay Chùa Ngâu (Hưng Long Tự, Thanh Trì, Hà Nội)...
Thật sự lắng lại để nhìn ngắm những công trình ấy, hòa mình vào sẽ khiến mình như đang sống trong một dòng chảy tiếp nối, ngưỡng mộ và biết ơn cha ông vì đã sáng tạo nên những tuyệt tác để đất nước thêm trù phú về văn hóa.
MAI THƯƠNG (30 tuổi, chủ chuỗi kinh doanh F&B Hà Nội)
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/di-chua-le-hoi-dung-nang-cau-xin-a86129.html