Sao phải là 'Đào, phở và piano'?

TPO - "Đào, phở và piano" không tập trung tôn lên hình tượng một anh hùng cụ thể. Nhưng tất cả nhân vật chọn ở lại chiến lũy đều là anh hùng. Đây là chủ đích của đạo diễn. Về tên phim, đạo diễn Phi Tiến Sơn nói không mất quá nhiều thời gian để chọn ra ba sự vật đào, phở và piano. 

'Chấp nhận cái chết cũng là sự chịu chơi'

Sao phải là 'Đào, phở và piano'? ảnh 2

Đào, phở và piano kể câu chuyện lãng mạn giữa thời chiến.

"Họ đều biết nguy cơ cái chết đến gần khi quân ta đi hết rồi. Những trận chiến đã được miêu tả rất kinh khủng, nên họ biết chỉ còn vài giờ, nhưng không ai rời khỏi con phố ở Hà Nội. Sự đam mê về cuộc sống, tình yêu, văn hóa, ẩm thực… làm cho họ vượt qua cái chết một cách bình thản",

Mạch phim là một ngày duy nhất ở chiến lũy trước khi quân Pháp kéo vào.

Cũng bởi coi chiến lũy là nhân vật nên đạo diễn Phi Tiến Sơn và ê-kíp dồn toàn tâm sức để xây dựng trường quay có một không hai. Tính chân thật lâu nay luôn là tiêu chí, mối quan tâm được đặt lên hàng đầu khi nhận xét một bộ phim lịch sử. Với đạo diễn Phi Tiến Sơn, đó là khái niệm phải coi trọng khi làm phim nhưng cũng là chi tiết cần vượt qua.

Sao phải là 'Đào, phở và piano'? ảnh 4

Đạo diễn Phi Tiến Sơn.

"Nhiều chi tiết của lịch sử tưởng là đúng nhưng lại không, có nhiều thứ chúng ta nghĩ đó là chân lý nhưng cũng không đúng.

Ví dụ, ai cũng nghĩ ngày đó toàn các chiến sĩ tự vệ mặc áo trấn thủ, đội mũ sao vàng nhưng không phải. Đó là hình ảnh được điển hình hóa, ca ngợi về sau này. Còn có những sự thật khác, nghệ thuật phải vượt qua những thứ quá cụ thể", đạo diễn tâm sự.

Ông cho rằng khán giả có rất nhiều thứ quan tâm. Khi xem phim, họ cần không khí và những chi tiết lịch sử ấn tượng, mạnh mẽ nhất.

Vì sao là đào, phở và piano?

Việc lựa chọn

Dàn diễn viên ở bối cảnh quay được phục dựng công phu.

Bên cạnh nữ chính là gương mặt mới toanh, ca sĩ Tuấn Hưng cũng là lựa chọn khiến người xem bất ngờ. Thực tế, đạo diễn nghĩ đến Tuấn Hưng từ khi dự án vào cuộc.

Khi xuất hiện ở đoàn làm phim trong trang phục của nhân vật, nam ca sĩ thuyết phục được cả ê-kíp. "Tuấn Hưng đóng như chơi, tinh thần thoải mái, chất giọng tốt. Quá trình làm việc với Tuấn Hưng ai cũng nghĩ rất khó vì anh ấy bận nhiều việc. Khi tôi gọi điện đề cập chuyện đóng phim, Hưng trả lời: Tất cả những gì tôn vinh Hà Nội em sẵn sàng chơi hết mình", đạo diễn Phi Tiến Sơn kể lại.

Đạo diễn Phi Tiến Sơn nói Tuấn Hưng luôn đúng giờ, chuyên nghiệp. Ca sĩ Tuấn Hưng sau đó cũng tiết lộ anh ngỡ ngàng khi đích thân đạo diễn gọi và ngỏ ý mời anh góp một phần nhỏ vào bộ phim quan trọng.

Sao phải là 'Đào, phở và piano'? ảnh 6Sao phải là 'Đào, phở và piano'? ảnh 7

Đạo diễn khẳng định dàn diễn viên sẵn sàng nhận lời bởi đều sống ở Hà Nội và yêu Hà Nội.

Tuấn Hưng đóng vai ông phán Tây học. Đó là người giàu có, nhìn cuộc chiến theo con mắt thực tế, phân tích rõ tương quan lực lượng. Thế nhưng khi tiếp cận vào con người cụ thể, anh ta hiểu dần ra, hóa ra văn minh Pháp mà anh ta biết và bộ mặt chiến tranh khi đã lộ ra, còn kinh khủng hơn nhiều.

Trước khi phim ấn định ngày ra rạp, một số người thắc mắc về việc chọn tên phim.Đào, phở và piano không phải là cái tên quá ấn tượng nếu thoáng nghĩ đến lần đầu.

Sao phải là 'Đào, phở và piano'? ảnh 8Sao phải là 'Đào, phở và piano'? ảnh 9

Phim được đầu tư kinh phí khoảng 20 tỷ đồng.

Đạo diễn Phi Tiến Sơn lập luận rằng phim rất lãng mạn, không quá xưa bởi có cách kể chuyện, cấu trúc, tổ chức nhân vật rất mới. Tên phim vừa bật ra trong đầu là thấy ưng ngay.

Ông cắt nghĩa: "Hoa đào nở vào mùa xuân đã rất là Hà Nội. Phở thì nhiều nơi có, nhưng bao giờ khái niệm phở Hà Nội cũng rất đặc biệt. Piano thì vẫn trong giai đoạn lịch sử ấy vẳng đâu đó từ các căn cửa sổ, có lẽ chỉ có ở các thành phố lớn như Hà Nội". Ba thứ tưởng như không liên quan nhưng đặt cạnh nhau lại chính là những nét đặc trưng, Hà Nội nhất thời kỳ bấy giờ.

Người Hà Nội trong phim hiện lên hào hoa với thú ăn, chơi và yêu cái đẹp. Cuối cùng, đúng với tinh thần của phim là trong hoàn cảnh khốc liệt như vậy, cái đẹp không vì bom đạn mà mất đi.

Kinh phí kiểu liệu cơm gắp mắm

Với kinh phí khoảng 20 tỷ đồng, đạo diễn nói nhiều khâu trong sản xuất phim phải liệu cơm gắp mắm. Ông từng nghĩ tới dùng một bối cảnh khổng lồ như nhà máy bỏ hoang nhưng không thành công. Trường quay sau cùng phục dựng khu phố cổ dài 120 m, đường và vỉa hè lên tới 15 m chiều rộng, đặt tại doanh trại bộ đội cũ cạnh hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc). Điều lý tưởng là nơi này yên tĩnh, an toàn.

Khó khăn đến từ nhiều phía như lo hệ thống đường ray, dòng tiền cho dự án, phục trang, quả nổ, sương khói của mùa đông, đơn cử việc tạo hệ thống sương mù không đơn giản. Xung quanh trường quay, ê-kíp chuẩn bị hệ thống ống và phải là khói an toàn để đảm bảo sức khỏe cho diễn viên và đoàn làm phim.
Tuấn Hưng bao rạp xem 'Đào, phở và piano'
Người dân thức xuyên đêm để được phát ấn đền Trần từ tờ mờ sáng
Thanh tra Bộ Văn hóa phản hồi vụ để lọt khán giả dưới 18 tuổi xem phim 'Mai'
Nữ chính sinh năm 2003 trong 'Đào, phở và piano'
Nữ chính sinh năm 2003 trong 'Đào, phở và piano'

Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/sao-phai-la-dao-pho-va-piano-a86669.html