Đạo diễn Leon Quang Lê và nghệ sĩ Tú Quyên cùng các nghệ sĩ chơi nhạc cụ của vở Độc thoại đêm - Ảnh: Fanpage Gánh cải lương Thiên Lý
Tọa lạc trên tầng 2 của một chung cư trên đường Nguyễn Siêu (quận 1, TP.HCM), gánh biểu diễn đều đặn vào mỗi tối thứ bảy, đôi lúc có thêm các xuất diễn vào tối thứ sáu hoặc chủ nhật.
Có nhiều khán giả đến gánh Thiên Lý để nghe hát, trong đó có các văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên và cả người nước ngoài.
Bảng hiệu Gánh Cải Lương THIÊN LÝ - Ảnh: HỒ LAM
Gánh hát cải lương phi lợi nhuận
Phim điện ảnh
Nghệ sĩ của Gánh cải lương THIÊN LÝ chụp ảnh cùng khán giả trẻ - Ảnh: Fanpage Gánh cải lương THIÊN LÝ
Tú Quyên chia sẻ với Tuổi Trẻ suy nghĩ của cô về đời sống của cải lương trong hiện tại và tương lai: "Cải lương sẽ không bao giờ biến mất vì nó chính là nền tảng, nằm trong sự trường tồn của một đất nước. Nó sẽ không bao giờ "chết".
Số phận của cải lương âu cũng chỉ lên xuống theo thời đại. Sau nhiều năm, vẫn sẽ có những người yêu cải lương như tôi hay anh Leon tiếp tục duy trì loại hình nghệ thuật này".
Còn đạo diễn Leon Quang Lê không mong tất cả mọi người đều yêu cải lương. Nhưng theo anh, họ không nên xem thường mà cần trân trọng vì đây là một trong những bản sắc, cá tính, "tài sản văn hóa" đặc trưng ít ỏi còn sót lại của nghệ thuật Việt Nam.
Sau khi xem buổi công diễn vở Độc thoại đêm vào ngày 27-1, Phương Vy - cựu sinh viên chuyên ngành thiết kế đồ họa Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM - nói với Tuổi Trẻ:
"Với mình, chỉ biết đến cải lương thôi cũng là một điều đáng mừng, còn yêu thích hay không sẽ tùy vào gu thưởng thức của mỗi cá nhân. Mình từng làm dự án văn hóa về hát bội mang tên Bội Tự.
Mình nhận thấy các bạn trẻ luôn có một sự quan tâm đặc biệt và rất mở lòng tìm hiểu những giá trị văn hóa nước nhà. Người trẻ ngày càng tìm cách đến gần thì làm sao cải lương rời xa họ được nhỉ?".
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/ganh-cai-luong-thien-ly-tu-song-lang-ra-doi-thuc-a91256.html