Nghệ sĩ Thành Lộc (trái, vai Lý Đạo Thành) và chị gái, nghệ sĩ Bạch Lê (vai Nguyên phi Ỷ Lan) trong vở Câu thơ yên ngựa tại Nhà hát Bến Thành năm 2010 - Ảnh: HOÀNG DŨNG
Trong cuốn kịch bản đạo diễn Quỳnh Mai đăng thì vở mang tên chính thức là Lý Thường Kiệt. Tác giả: Hoàng Yến và chuyển thể cải lương: Thanh Tòng.
Thế nhưng khán giả phía Nam rất quen thuộc vở với tên gọi
Cố nghệ sĩ Hữu Cảnh (vai Lý Thường Kiệt) là chồng cố nghệ sĩ Xuân Yến, anh rể nghệ sĩ Thanh Tòng và là cha của nghệ sĩ Trinh Trinh - Ảnh chụp màn hình: LINH ĐOAN
Câu thơ yên ngựa luôn được xem là trường hợp điển hình trong các cuộc hội thảo về cải lương. Là nỗ lực với dấu ấn rất lớn là nghệ sĩ Thanh Tòng trong việc tìm tòi kịch bản sử Việt đưa vào tuồng cổ bởi hồi đó người ta quen thuộc với hình ảnh Minh Tơ của những tuồng tích Tàu.
Với Câu thơ yên ngựa, và một loạt các vở như Thanh gươm nữ tướng, Trần Quốc Toản, Bão táp nguyên phong…, nghệ sĩ Thanh Tòng và gia tộc đã chứng tỏ đoàn cải lương tuồng cổ vẫn có thể hát được các vở sử Việt rất hay và hào hùng.
Để làm được điều đó thì "thuyền trưởng" là NSND Thanh Tòng đã phải tìm tòi, cải biến liên tục. Bên cạnh ông là các nghệ sĩ giỏi nghề của gia tộc.
Nhạc sĩ Đức Phú đã sáng tạo, sáng tác những bài bản mới, Việt hóa khiến âm nhạc của Câu thơ yên ngựa được đánh giá cao và nhận được giải thưởng nghề nghiệp.
Quỳnh Mai cho biết nghe tên Thanh Tòng mọi người cứ nghĩ là kịch bản sẽ đậm tuồng cổ. "Nhưng Lý Thường Kiệt là kịch bản rất thuần chất cải lương. Có nhiều bài bản cải lương như Xuân tình, Sương chiều, Tú anh…" - Quỳnh Mai nói.
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/cau-tho-yen-ngua-noi-tieng-cua-minh-to-duoc-cai-luong-ha-noi-dung-lai-a92414.html