Nhà văn Đỗ Chu và GS Chúc Ngưỡng Tu (bên phải) trong lần nhà văn Đỗ Chu sang Nam Kinh du lịch - Ảnh: HỮU VIỆT cung cấp
Thông tin do nhà thơ Hữu Việt chia sẻ với Tuổi Trẻ Online ngày 9-4. Dịch giả, GS Chúc Ngưỡng Chu chính là người dịch tác phẩm Ông cố vấn của nhà văn Hữu Mai (cha nhà thơ Hữu Việt) và nhiều tác phẩm của các nhà văn Việt Nam sang tiếng Trung.
Có thể kể đến một số cái tên như Nguyễn Huy Tưởng, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Trần Thùy Mai... Ông cũng là người dịch hầu hết thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh sang tiếng Trung.
Thông qua bạn bè ở Trung Quốc, gia đình nhà thơ Hữu Việt đã gửi vòng qua viếng tới dịch giả với nội dung: "Vô cùng thương tiếc dịch giả
Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu thăm gia đình nhà văn Đỗ Chu - Ảnh: HỮU VIỆT cung cấp
Hữu Việt cũng là người kết nối ông Tu với nhà văn Đỗ Chu. Mấy năm trước, nhà văn Đỗ Chu sang Nam Kinh chơi, ông Tu bỏ hết công việc đưa nhà văn Việt Nam đi khắp nơi.
Ông dặn Đỗ Chu: "Lần sau sang thì rủ cháu Việt. Chúng ta sẽ ngao du sơn thủy, đi núi Nga Mi chơi".
Tuy nhiên sau đó dịch bệnh COVID-19 hoành hành, lời hứa hẹn đó không thành thì ông mất.
Theo lời nhà thơ Hữu Việt kể, GS Chúc Ngưỡng Tu từng nhiều lần bày tỏ mong muốn dịch văn Đỗ Chu sang tiếng Trung. Tuy nhiên, ông tự nhận vốn từ tiếng Việt của ông còn chưa tốt, "mà văn anh Chu như một cô gái đẹp, tôi không muốn biến văn anh thành bà già".
"Ông Chúc Ngưỡng Tu là một nhân cách lớn, trung thực và sòng phẳng về học thuật. Xin vĩnh biệt chú Chúc Ngưỡng Tu yêu quý!", Hữu Việt nói.
GS, dịch giả Chúc Ngưỡng Tu sinh năm 1943. Ông có thâm niên trên 40 năm giảng dạy về ngôn ngữ và văn hóa Việt tại các đại học Trung Quốc.
Ông đã giúp hàng nghìn sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu và độc giả Trung Quốc có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về Việt Nam.
Trong bài viết Chỉ sợ không còn nhiều thời gian... của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đăng trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần năm 2012, GS Chúc Ngưỡng Tu nói: "Cho đến thời điểm hiện tại, người Trung Quốc rất ít quan tâm đến văn học Việt Nam, mà quan tâm nhiều đến văn học của các cường quốc về kinh tế như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Văn học Việt Nam vẫn bị xem như văn học của nước thứ ba. Thêm vào đó, một số người Trung Quốc bây giờ "no cái bụng, đói cái đầu". Họ đọc rất ít, đọc sách báo trên mạng là chính. Việc xuất bản các tác phẩm văn học Việt Nam ở Trung Quốc vì thế rất khó khăn"
Link nội dung: https://doanhnghiepvaphattrien.com/nguoi-ban-lon-cua-nhieu-nha-van-viet-nam-dich-gia-chuc-nguong-tu-qua-doi-a95098.html