Quyền lực mềm chưa được ưu đãi xứng đáng thì phát triển công nghiệp văn hóa ra sao?

Admin

Dự kiến kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26-11. Thuế dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim từ 5% có thể sẽ tăng lên 10%

Để rộng đất cho quyền lực mềm - Ảnh 1.

Các nhà quản lý, nhà làm phim lên tiếng về dự thảo tăng thuế với doanh nghiệp điện ảnh

Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc

Để rộng đất cho quyền lực mềm - Ảnh 2.

Lật mặt 7 là phim thắng phòng vé trong năm qua - Ảnh: ĐPCC

Điện ảnh chưa phải là "hàng thiết yếu"?

Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc - đại diện Ân Nam Films - kể khi trình bày dự án với các quỹ hỗ trợ và những nhà đồng sản xuất nước ngoài, họ thường hỏi: "Thế phần đầu tư từ phía Việt Nam thì sao".

"Chúng tôi luôn phải giải thích ở Việt Nam không có các quỹ hỗ trợ điện ảnh như đất nước các bạn. Họ trố mắt hỏi: Vậy sao mọi người có thể làm phim được? Họ không thể hình dung được các nhà làm phim Việt Nam làm phim bằng cách nào", chị nói.

TIN LIÊN QUANĐể rộng đất cho quyền lực mềm - Ảnh 4.

Nhà sản xuất Trinh Hoan, giám đốc HKFilm, chia sẻ HKFilm được thành lập năm 2005.

Từ đó tới giờ "nói các nhà làm phim không nhận được sự hỗ trợ nào từ Nhà nước thì hơi phũ nhưng nếu nói khuyến khích thì chưa thật sự thuyết phục".

Ở góc nhìn của ông, một trong những điểm sáng ít ỏi (lẽ ra làm từ lâu) đó là việc kiểm duyệt thông thoáng hơn, tạo đà cho năm 2023, 2024 phát triển khá đa dạng của điện ảnh Việt, đặc biệt sự bùng nổ của phim kinh dị.

Nhưng Việt Nam chưa phải là một nền điện ảnh trưởng thành, vẫn cần sự ủng hộ và hỗ trợ của Nhà nước.

"Đa số các nước trên thế giới ban hành những chính sách thuế (miễn/giảm/hoàn thuế) khuyến khích điện ảnh phát triển. Không nước nào giống nước ta cả", ông Trinh Hoan nói.

Mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình

Đạo diễn Phan Đăng Di

Trong khi đó tất cả các tiếng nói trong điện ảnh (mà ta gọi là quyền lực mềm) nhiều năm qua được vận hành và phát triển nhờ các hãng phim tư nhân, các nhà làm phim độc lập.

Họ tạo nên sức sống cho điện ảnh Việt Nam nhưng lại gần như không nhận được hỗ trợ nào về mặt chính sách.

Theo Phan Đăng Di, ngoài chính sách thuế và các ưu đãi cho việc làm phim, ở các nước có các quỹ điện ảnh, có chính sách phát triển nhân lực, kỹ thuật để đón đầu.

Luật Điện ảnh 2022 (sửa đổi) nêu Nhà nước có "chính sách huy động các nguồn lực, thực hiện các biện pháp bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, phát triển thị trường điện ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội và

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng

Anh nói thêm ngoài việc phải đối mặt với nhiều nền điện ảnh phát triển và nhiều tiền, có nhiều kinh nghiệm trên thế giới, ngay cả các nền điện ảnh trong khu vực, những người đang làm điện ảnh Việt Nam cũng đang trong một cuộc chiến không cân sức do các nước có những ưu đãi về thuế, quỹ, chính sách vệ tinh đi kèm, còn ta thì không.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng "cảm ơn những nhà đầu tư vì yêu văn hóa mà dũng cảm đầu tư vào điện ảnh trong bối cảnh ngành chưa được hỗ trợ gì về mặt chính sách.

Nếu họ muốn kiếm tiền, họ đầu tư vào bất động sản hoặc những thứ có khả năng sinh lời cao hơn thay vì điện ảnh, nhiều rủi ro" - anh nói.

Tuy nhiên để điện ảnh Việt Nam đi dài hơn, vẫn cần Nhà nước tiếp sức. So với thời bao cấp, điện ảnh Việt Nam "tự nuôi sống chính mình như hiện nay đã là tốt lắm rồi".

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng "mong các đại biểu Quốc hội hết sức cân nhắc và suy nghĩ kỹ về những trăn trở của những người đang làm trong ngành điện ảnh nói riêng và văn hóa nói chung trước khi biểu quyết".

Để rộng đất cho quyền lực mềm - Ảnh 7.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên

Còn đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cho rằng điện ảnh là một trong những ngành trọng tâm của công nghiệp văn hóa, mang lại sức mạnh và tầm ảnh hưởng sâu rộng của quyền lực mềm.

"Nhiều năm Việt Nam đặt điện ảnh trong guồng máy bao cấp, sau đó phó mặc cho thị trường.

Điện ảnh Việt Nam chưa bao giờ thực sự mạnh mẽ, chưa thực sự được quan tâm để phát triển - ông nói - Thực tế các nước có nền công nghiệp văn hóa mạnh cho thấy cần sự hỗ trợ của nhà nước chứ không thể như cỏ dại mà mọc lên".

"Tôi hy vọng nhiều hơn vào những hành động thiết thực, không chỉ dừng lại ở hội nghị, hội thảo, trên báo hoặc các lời hứa. Trước mắt không thông qua việc tăng thuế, nếu được giảm xuống còn 3%", Bùi Thạc Chuyên chia sẻ.

Trong văn bản khẩn, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối và chiếu phim xin Nhà nước không thể giảm thuế thì "xin đừng tăng thêm thuế" vì "việc tăng thuế không chỉ là gánh nặng tài chính mà còn làm mất đi cơ hội vượt qua khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp điện ảnh".

Văn bản cũng cho rằng đề xuất tăng thuế suất từ 5% lên 10% là không có bất kỳ lý giải hay lập luận khoa học và thực tiễn nào. Thậm chí các doanh nghiệp còn đề nghị giảm từ 5% xuống còn 3%.

Tăng thuế đi ngược với chấn hưng văn hóa

Để rộng đất cho quyền lực mềm - Ảnh 3.

Cu li không bao giờ khóc, phim đầu tay xuất sắc tại Liên hoan phim Berlin 2024 của đạo diễn Phạm Ngọc Lân - Ảnh: ĐPCC

Ở góc độ một cơ quan tham mưu, quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện ảnh, Cục Điện ảnh cho rằng việc nâng thuế lên gấp đôi không phù hợp, thậm chí đi ngược với chiến lược chấn hưng phát triển văn hóa, trong đó có điện ảnh.

Để rộng đất cho quyền lực mềm - Ảnh 12.

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành

Thiết nghĩ để phát triển điện ảnh, một trong những chính sách cần quan tâm là giảm thuế. Ở ta không được giảm còn đề xuất tăng.

Điều này đi ngược lại đường lối khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển văn hóa và điện ảnh thời gian qua.

Thời gian qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rất tích cực tổ chức nhiều diễn đàn, sự kiện mời gọi các nhà làm phim quốc tế đến Việt Nam quay phim, qua đó giới thiệu, quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch... nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự hồi âm nào vì một trong những vấn đề mà người ta quan tâm là chính sách thuế.

Điện ảnh Việt Nam vẫn khó khăn. Đừng thấy các phim trăm tỉ mà cho rằng đó là thuận lợi. Hiện điện ảnh Việt Nam mới khôi phục được khoảng 80% so với thời điểm trước COVID-19.

Vẫn chưa có bất cứ sự phát triển nào lạc quan ở đây, nên tăng thuế là không phù hợp.

Mong Quốc hội hết sức cân nhắc trước khi bấm nút thông qua dự thảo Luật Thuế VAT. Nếu tăng thuế lúc này sẽ ảnh hưởng rất nặng tới sự phát triển của điện ảnh Việt Nam hiện nay.

Ông Vi Kiến Thành (cục trưởng Cục Điện ảnh)

Thuế tăng, ước mơ nhỏ lại

Để rộng đất cho quyền lực mềm - Ảnh 13.

Nhà sản xuất phim Trần Thị Bích Ngọc

Nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc cho biết hiện các nhà làm phim độc lập làm được phim nhờ sự đầu tư từ các quỹ điện ảnh nước ngoài và một phần từ các nhà đầu tư trong nước...

Trong khi các nhà đầu tư vào phim thương mại đã ít, đầu tư cho phim nghệ thuật càng ít hơn.

Thuế tăng, cơ hội nhận được đầu tư của các nhà làm phim trẻ càng hẹp.

Đạo diễn Trần Thanh Huy chia sẻ: "Bốn năm qua, để vận hành Genesi Creative là vô cùng khó khăn. Giờ mà tăng thuế từ 5% lên 10% thì những công ty làm điện ảnh non trẻ như chúng tôi không biết xoay xở cách nào".

Dù khó khăn nhưng Việt Nam vẫn có các phim nghệ thuật đoạt giải cao ở các liên hoan phim lớn của thế giới, mang đến uy tín cho điện ảnh Việt Nam. Nhưng làm sao giữ được thành tích đó? "Ít nhất sang năm chưa thấy có phim nào sáng giá! Vẫn cần sự điều tiết của Nhà nước, đặc biệt ở bộ phận làm phim này", Bích Ngọc nói.

Để rộng đất cho quyền lực mềm - Ảnh 9.Thủ tướng ra chỉ thị về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam

Ngày 29-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.