30 tuổi đã suy thận mạn
Thời gian qua Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu Suy gan, thận nghiêm trọng vì tự uống thuốc ‘cổ truyền’ chữa bệnhĐỌC NGAY
30 tuổi đã suy thận mạn
Thời gian qua Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu Suy gan, thận nghiêm trọng vì tự uống thuốc ‘cổ truyền’ chữa bệnhĐỌC NGAY
Theo bác sĩ Dũng, xu hướng trẻ hóa người bị suy thận liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó ngoài nguyên nhân do viêm cầu thận thì thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ của người trẻ cũng là yếu tố nguy cơ thúc đẩy các bệnh lý chuyển hóa sớm, gây ra nhiều bệnh lý trong đó có bệnh thận mạn.
"Người trẻ bây giờ sử dụng quá nhiều đồ uống không rõ nguồn gốc, ăn nhiều đồ ăn tiện lợi như mì gói với hàm lượng muối cao cộng thêm thói quen sinh hoạt không điều độ, không đúng theo nhịp sinh học.
Ngủ quá muộn, lười vận động dẫn đến béo phì. Đây là những yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh thận", bác sĩ Trung Dũng nhấn mạnh.
Bệnh thận mạn, khi phát hiện giai đoạn sớm đem lại nhiều lợi ích như giúp kéo dài thời gian điều trị bảo tồn với chi phí điều trị thấp, hiệu quả, thời gian tái khám thưa…
Nhưng khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, kéo theo chi phí điều trị lớn, thời gian điều trị bảo tồn rút ngắn lại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Phát hiện bệnh thận ở giai đoạn cuối chỉ có 3 lựa chọn đó là chạy thận nhân tạo chu kỳ, lọc máu màng bụng và ghép thận. Dù là lựa chọn nào thì gánh nặng của bệnh tật cũng sẽ theo người bệnh và gia đình suốt cuộc đời còn lại.
"Không chỉ bệnh thận mà nhiều bệnh khác, cách duy nhất để phát hiện sớm là khám sức khỏe định kỳ, tuy nhiên nhiều người dân chưa có thói quen này, thậm chí lười và ngại đến các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe.
Người dân cần chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, thay đổi lối sống để phòng ngừa bệnh", bác sĩ Dũng khuyến cáo.