50 năm hòa bình. 50 năm thống nhất. Từ Sài Gòn ngày 30-4-1975 đến TP.HCM hôm nay đã biết bao đổi thay, phát triển để tiếp tục công cuộc dựng xây tương lai tốt đẹp hơn.
Mục lục
Tấm hình kỷ niệm căn nhà cũ tại Thảo Điền của ông Bảy Thanh - Ảnh chụp lại: P.Vũ
2025 - TP.HCM - khu Thảo Điền. Căn biệt thự ven sông lộng gió, khoảng sân rộng xanh mát cây, hoa, trung tướng Võ Viết Thanh tuổi 82 lui cui bên những chậu bông sứ khoe sắc quanh cặp tượng đồng bán thân khắc hình cha mẹ ông được đặt lộ thiên bên ngoài căn nhà giáp bờ sông mà ông dùng làm nhà thờ.
Mỉm cười khi chúng tôi khoe những tấm ảnh chụp khu Thảo Điền khang trang từ trên cao, ông bảo: "Tôi là cư dân khu này đến nay tròn 50 năm. Ngày ấy Thảo Điền rất khác...".
Thảo Điền thuở hoang vu
2-5-1975. Sài Gòn đã im tiếng súng được hai ngày.
Ông Võ Viết Thanh năm ấy 32 tuổi, chính trị viên tiểu đoàn thiết giáp thuộc Lữ đoàn đặc công biệt động 316 vừa hoàn thành xuất sắc sứ mệnh chiếm giữ cầu Rạch Chiếc từ ngày 28-4, mở cửa ngõ để đại quân tiến vào Sài Gòn.
Hôm nay, anh cùng vài chiến sĩ giong chiếc ghe nhỏ xuôi theo bờ
Thảo Điền đẹp đẽ, phát triển hôm nay - Ảnh: TỰ TRUNG
Đi cùng nhiệt huyết Thanh niên xung phong
1975, cùng đoàn quân chiến thắng vào Sài Gòn, Võ Viết Thanh mới chỉ 32 tuổi nhưng đã có 15 năm trận mạc, đã được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang. Hòa bình, ông rời súng, bắt tay vào công cuộc tái thiết, dựng xây thành phố.
"Việc đầu tiên tôi nhận là... tiếp tục dẫn quân vào rừng, tiếp tục để lại vợ con ở mom sông Thảo Điền này", ông kể lại những ngày nhận nhiệm vụ chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong TP Hồ Chí Minh.
Những năm ấy bao nhiêu việc lớn cần đến bàn tay của hàng chục ngàn thanh niên thành phố: khai hoang phục hóa, làm công trình thủy lợi những vùng nông thôn; xây dựng nông trường, các vùng kinh tế mới, khôi phục rừng ngập mặn Cần Giờ...
Nhưng dẫu cho bao nhiêu mồ hôi đã đổ xuống, bao nhiêu sức trẻ đã cống hiến, mười năm hòa bình đầu tiên lại là mười năm khó khăn với người dân TP Hồ Chí Minh.
"Ban lãnh đạo thành phố đã tìm nhiều phương cách để xoay xở kể cả xé rào, giúp mình, giúp dân. Nhưng ngần đó không đủ, phải căn cơ hơn để thay đổi bằng được chính sách từ trung ương, thay đổi cả nước", ông Thanh nhắc lại.
40 năm đổi mới sau đó đã mang lại cuộc "thay da đổi thịt" đúng nghĩa cho thành phố và cả nước, dẫu cho tốc độ vẫn còn chậm so với tiềm năng.
Trong tổng kết 50 năm xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh hôm nay có ghi nhận hơn 10 năm (1991-2001) trung tướng Võ Viết Thanh giữ các chức vụ phó và chủ tịch thành phố, phó bí thư thành ủy đã có những đóng góp đột phá khi đảm nhận trưởng Ban chỉ đạo công trình cải tạo rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đại lộ Nguyễn Văn Linh, đại lộ Võ Văn Kiệt và đường hầm Thủ Thiêm, mở rộng đại lộ Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp...
Bên căn nhà lộng gió sông Sài Gòn hôm nay, ông cười: "Khi nào thành phố xây dựng đường ven sông, lấy đủ lộ giới 50m, tôi lại sẵn sàng...".
Công cuộc đổi mới đã khởi đầu bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận rõ những sai lầm, hạn chế.
Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh năm 1985 Nguyễn Văn Linh đã tổng kết: "5 điều vi phạm:
Vi phạm đầu tiên của chúng ta là đã không đủ bình tĩnh để nhìn thành phố một khi được giải phóng hiển nhiên trở thành tài sản của chính chế độ ta.
Vi phạm thứ hai là chúng ta chưa nhận thức được thực trạng kinh tế - xã hội của thành phố - đã là một khu vực có trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa nhất định.
Vi phạm thứ ba là chúng ta không đủ hiểu biết về lịch sử của quá trình hình thành và vai trò của nền công nghiệp thành phố trong cơ cấu công - nông nghiệp của khu vực.
Vi phạm thứ tư là chúng ta chưa đánh giá chặt chẽ những tồn đọng mà chế độ mới phải giải quyết.
Vi phạm thứ năm là chúng ta chưa xác định thật rõ hai mục tiêu của hoạt động kinh tế thành phố: mở rộng và nâng cao sản xuất và cải thiện đời sống cho nhân dân".
********************
"Đường ta đó thênh thang rộng mở/ Giữa bưng biền lộng gió reo vui/ Gửi ai chia ngọt sẻ bùi/ Từ miền đất mới ngập trời ngổn ngang/ Nào ai biết cảm quang, bán dẫn/ Chiếc wafer bày trận quái đồ/ Tí ti con chip nano/ Chung tay vun đắp cơ đồ mai sau", ông Phạm Chánh Trực ngân nga mấy câu mộc mạc mỗi khi đi xe ông rẽ vào Khu Công nghệ cao.
>> Kỳ tới: Mở đường đón con chip đến bưng biền
Ngày hòa bình của nữ biệt động Sài Gòn
Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về ngày chiến đấu, rồi chứng kiến đất nước thống nhất, hòa bình vẫn hiện rõ mồn một trong trí nhớ của những nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn.
TPO - Ông Hoàng Quốc Vượng, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương bị cáo buộc vì động cơ vụ lợi, lợi dụng chức vụ, khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam thiệt hại 1.043 tỷ đồng.
TPO - Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, một số tuyến xe buýt ở TPHCM sẽ điều chỉnh lộ trình để ưu tiên cho các hoạt động tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân cần theo dõi kỹ thông tin để thuận tiện di chuyển.
TPO - Sau gần 14 giờ đồng hồ, hơn 200 người tổng lực tìm kiếm, đến 7 giờ 30 phút, sáng 21/4, các lực lượng đã tìm thấy thi thể 2 học sinh tắm sông, đuối nước, mất tích trên sông Dinh, thuộc xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).
Bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, tạo áp lực lớn lên nỗ lực duy trì tăng trưởng của ngành gỗ và nội thất. Trước những thách thức này, xu hướng liên kết để phát triển đang trở thành định hướng chung trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam…
TPO - Cơ quan công an đã mời làm việc đối với người đàn ông điều khiển xe máy buông hai tay “diễn xiếc” gây xôn xao. Người này vi phạm tới 5 lỗi, ngoài xử phạt vi phạm hành chính, phương tiện liên quan sẽ bị tịch thu.
TPO - Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành (như đậu phụ, nước tương, sữa đậu nành…) là thực phẩm phổ biến trong khẩu phần ăn của người Việt Nam. Đậu nành rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên hiện nay có những tranh cãi về tác dụng của đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành trong điều trị và dự phòng ung thư. Vậy có thâtj là đậu nành 'kỵ' với người bệnh ung thư?