50 năm Sài Gòn - TP.HCM - Kỳ 3: Sức sống ở Khu công nghệ cao

Admin

Chiều tan tầm, từ đường Võ Nguyên Giáp rẽ vào đường D1 (TP Thủ Đức, TP.HCM), từng tốp bạn trẻ đi làm, đi học về vui vẻ ghé vào những hàng quán nhộn nhịp nơi các lô chung cư C2, C3... trong lòng Khu công nghệ cao.

khu công nghệ cao - Ảnh 1.

Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) đã giúp đổi thay, phát triển đời sống người dân - Ảnh: YẾN TRINH

Sự đổi thay, phát triển có thể thấy rõ rệt ở đây.

Hàng quán đông vui

Ngược dòng thời gian, nơi này từng là ao rau muống, vườn dừa hoặc đồng ruộng một màu lúa vàng, rồi trở thành

Việc xây dựng Khu công nghệ cao đã mở mang hệ thống hạ tầng khu vực khang trang, tiện lợi hơn - Ảnh: TỰ TRUNG

Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 989 chuẩn bị thành lập Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) tổng diện tích 800ha, là một trong những dự án trọng điểm của thành phố.

Ngày 24-10-2002, SHTP thành lập nhằm thu hút đầu tư lĩnh vực công nghệ cao và thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Qua những điều chỉnh mở rộng, hiện nay SHTP có diện tích 913ha.

Những ngày đầu thu hút nhà đầu tư, ông Phạm Chánh Trực (trưởng ban đầu tiên của SHTP) cùng lãnh đạo thành phố, các bộ ngành, kể cả lãnh đạo các đời nguyên thủ quốc gia như Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Phan Văn Khải, làm xúc tiến đầu tư tại Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc...

Nơi đây thu hút đầu tư từ nhiều tập đoàn công nghệ toàn cầu, như Intel, Nidec, Samsung, Jabil...

Hiện có hơn 160 dự án hoạt động với tổng giá trị đầu tư trên 12,3 tỉ USD. Mới đây, ban quản lý SHTP trình UBND thành phố đề xuất mở rộng khu công viên khoa học và công nghệ thành trung tâm khoa học công nghệ đa ngành. Diện tích mở rộng 194,8ha, dự kiến triển khai từ năm 2025 đến 2033.

Trong 10 dấu ấn nổi bật năm 2024 ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, chuyển đổi số, giao thông đô thị, văn hóa, xã hội... mà TP.HCM công bố đầu năm 2025, kinh tế TP năm 2024 tiếp tục phục hồi, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) năm 2024 ước tăng 7,17%.

Tháng 2-2024, TP.HCM vinh dự trở thành thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO. Đây là kết quả quá trình tập trung vào việc xây dựng môi trường học tập suốt đời cho người dân.

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa. Bên cạnh đó, thành phố đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, du lịch lớn với hàng trăm ngàn khán giả như lễ hội âm nhạc quốc tế Hozo, Anh trai say hi, Anh trai vượt ngàn chông gai, Liên hoan phim quốc tế TP.HCM, Lễ hội sông nước...

-----------------------------------

Nếu bên kia đại lộ mang tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là dòng kênh yên ả in bóng những căn nhà, bên này lại là cảnh tấp nập của những chành xe bốc dỡ hàng hóa. Người xe trên đại lộ nhộn nhịp, đông vui.

Kỳ tới: Đổi thay lớn lao ở đại lộ Võ Văn Kiệt

50 năm Sài Gòn - TP.HCM - Kỳ 3: Sức sống ở Khu công nghệ cao - Ảnh 3.50 năm Sài Gòn - TP.HCM - Kỳ 2: Mở đường đón con chip đến bưng biền

"Với quá khứ: tự hào tuổi trẻ/ Với tương lai: Thanh thản bao dung/ Luôn mơ ước chân trời nhân ái/ Người yêu Người son sắt thủy chung".

Đọc tiếp Về trang Chủ đề