8 dự án bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an điều tra

Admin

TP - Thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2019 của một số doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa tại Hà Nội, TPHCM và Bình Dương, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an điều tra 8 dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Nộp tiền sử dụng đất thấp hơn giá trị được phê duyệt

Cụ thể, tại Hà Nội,

Dự án xây dựng trên khu đất 23.380m2 (số 275 Nguyễn Trãi, Hà Nội) bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị điều tra sai phạm.

Tương tự là khu đất 6.849,9m2 (số 5 đường 22 khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức), cũng do Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ quản lý, sử dụng. Năm 2008, dù chưa đủ điều kiện, Chủ tịch UBND TPHCM vẫn ra văn bản chấp thuận cho Công ty chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất sang đất ở để xây dựng dự án Khu nhà ở thấp tầng liền kề có sân vườn. Hậu quả dẫn đến việc phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất không đúng quy định.

Trong việc xác định nghĩa vụ tài chính của dự án, UBND TPHCM phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Khu nhà ở thấp tầng với mật độ xây dựng toàn khu vực tăng 1,84%, hệ số sử dụng đất tăng 0,57 so với khi tính tiền sử dụng đất nhưng chưa xác định, truy thu tiền sử dụng đất theo thông tư của Bộ Tài chính.

TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND TP Hà Nội, TPHCM và tỉnh Bình Dương cùng các sở, ban ngành, đơn vị liên quan qua các thời kỳ nêu trong kết luận.

Việc chuyển nhượng dự án cũng vi phạm Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014; vi phạm Thông tư của Bộ Tài chính… Ngoài ra, giá trị chuyển nhượng dự án chưa tính diện tích 2.256,4m2 đất ở tại đô thị, với số tiền 28 tỷ đồng.

Công ty TNHH Phát triển nhà Thế Giới sau khi nhận chuyển nhượng dự án này từ Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ, đã khởi công xây dựng ngày 25/9/2017 khi chưa có thiết kế bản vẽ thi công; chưa được UBND TPHCM chấp thuận đầu tư là vi phạm Điều 107, Điều 12 Luật Xây dựng năm 2014.

Nguy cơ thất thu rất lớn ngân sách Nhà nước

Tại Bình Dương, trên khu đất 96.251,5m2 (số 8 Lý Thường Kiệt, phường Dĩ An, TP Dĩ An), TTCP cho rằng, UBND tỉnh thu hồi đất cơ sở sản xuất của Công ty TNHH MTV Xe lửa Dĩ An và 298,8m2 đất của 3 hộ dân, giao Công ty TNHH Phát triển nhà Xe lửa Dĩ An, thực hiện dự án Khu nhà ở thương mại nhưng không thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đấu giá là vi phạm Luật đất đai 2003.

Khi xác định tiền sử dụng đất, các sở, ngành tham mưu, trình UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt đơn giá tính thời gian thực hiện dự án 5 năm theo đề nghị của chủ đầu tư dẫn đến giảm tiền sử dụng đất 14,734 tỷ đồng.

Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Dương ban hành quyết định cho phép Công ty TNHH Phát triển Nhà xe lửa Dĩ An gia hạn nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán hàng là không đúng đối tượng, vi phạm Luật Quản lý thuế.

Về quy hoạch chi tiết Khu nhà ở thương mại đường sắt Dĩ An, TTCP nhận định không phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị. Chủ đầu tư dự án còn vi phạm Luật Kinh doanh bất động sản 2014, có dấu hiệu lừa đảo khách hàng.

Với khu đất 64.050m2 (phường Dĩ An, TP Dĩ An), cơ quan thanh tra cho biết, việc phê duyệt quy hoạch… điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của khu đất này không đúng theo quy định Luật Đất đai 2013. Trong khi đó, việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, giao đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính, cũng vi phạm Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ; nguy cơ thất thu ngân sách số tiền rất lớn.

Với khu đất 47.882,8m2 (phường Dĩ An, TP Dĩ An), TTCP nhận định UBND tỉnh Bình Dương ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất và danh mục dự án, công trình thuộc diện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất lúa năm 2016 thị xã Dĩ An, trong đó có đưa khu đất này vào danh sách là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Việc giao đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính, chấp hành các quy định pháp luật của chủ đầu tư tại khu đất này có dấu hiệu vi phạm quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP. Nhiều sai phạm trước đây của dự án tại khu đất này từng được chính quyền địa phương xử phạt hành chính, song chủ đầu tư chưa khắc phục.

Đáng chú ý, tại khu đất trên tính đến 2021, vì nhiều sai phạm UBND tỉnh Bình Dương chưa cấp phép thực hiện dự án, nhưng chủ đầu tư vẫn giữ hơn 191 tỷ đồng tiền huy động vốn của khách hàng.

Từ những sai phạm vừa nói trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND TP Hà Nội, TPHCM và tỉnh Bình Dương cùng các Sở, ban ngành, đơn vị liên quan qua các thời kỳ nêu trong kết luận.

TTCP cũng đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để điều tra, xử lý một số dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng pháp luật về quản lý, sử dụng đất đối 8 khu đất/dự án còn lại.

Ba dự án ở Bình Dương bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an điều tra có sai phạm gì?
Ba dự án ở Bình Dương bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an điều tra có sai phạm gì?
Hai dự án ở TPHCM bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị điều tra có sai phạm gì?
Hai dự án ở TPHCM bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị điều tra có sai phạm gì?