Bạn trẻ chọn nghề giáo

Admin

Họ đến với nghề giáo từ nhiều ngả đường khác nhau. Có người là học sinh giỏi quốc gia, được tuyển thẳng và 'lén' gia đình đăng ký vào trường sư phạm.

Bạn trẻ chọn nghề giáo - Ảnh 1.

Cô trò ở Trường tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) - Ảnh: TTXVN

Có người đã đi làm, bước đầu có những thành công nhưng vẫn sẵn sàng tạm xếp lại hiện tại để đi học lại ngành sư phạm.

Dù với con đường nào thì đích đến của họ là nghề trồng người, nghề mà họ biết trước là nhiều gian lao nhưng vô cùng ý nghĩa và thú vị.

Dạy học không phải là một quá trình mà người thầy chỉ có cho đi kiến thức. Người thầy cũng cần liên tục tu thân, phát triển mình thì việc dạy học mới hiệu quả và có ý nghĩa nhất, không chỉ với học sinh mà còn với chính người thầy ấy.
NGUYỄN NHÂN TRÍ

Cùng lúc học cả cử nhân và thạc sĩ

Nguyễn Nhân Trí, 27 tuổi, quê Bình Dương, đang là sinh viên năm 2 ngành sư phạm tiếng Anh tại Trường

Nguyễn Nhân Trí dành “cả thanh xuân” học sư phạm - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Trí tâm sự có nhiều nguyên do dẫn tới quyết định này. Trước hết, Trí cho rằng nhiều người nghĩ

Phạm Văn Thành (thứ ba từ phải sang) cùng cô Ngọc Thơ và các em học sinh ngày quay lại trường xin ôn thi lần nữa

Tất cả cho ước mơ làm thầy giáo dạy văn

"Một ngày tôi chợt nhận ra tôi muốn trở thành một thầy giáo dạy văn. Nhiều người khuyên tôi nên chọn cách học rút ngắn thời gian nhưng đã đam mê thì phải dám bắt đầu lại, học cho ngay ngắn".

Phạm Văn Thành, chàng trai từng là trung úy công an, chia sẻ như vậy về quyết định mới đây của mình. Thành là một trong những tân sinh viên đạt điểm cao (29,45 điểm tổ hợp C00, trong đó môn văn được 9,25 điểm) đỗ vào ngành sư phạm ngữ văn Trường đại học Sư phạm Hà Nội năm học 2024 - 2025.

Bạn cũng là trường hợp đặc biệt vì từng tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân và có 3 năm công tác trong ngành công an, nhưng đã quyết định quay lại giảng đường đại học vì ước mơ trở thành thầy giáo dạy văn.

"Vì sao lại thay đổi, trong khi đã có một công việc là ước mơ của nhiều người khác?". Thành không trả lời ngay câu hỏi này mà kể về tình yêu với văn chương và những người mình có ảnh hưởng sâu sắc.

"Em muốn nhắc đến bà nội, vì bà là người ảnh hưởng nhiều đến em nhất", Thành nói. Từ nhỏ, bà là người hát ru, đọc thơ văn cho Thành nghe. Khi Thành đi học, công tác xa nhà, bà cũng là người thường ngày gửi cho Thành những câu nói hay, những lời nhắc nhở phải sống đẹp, sống tử tế.

Thành cũng yêu các thầy cô giáo của mình. Ký ức của chàng trung úy công an ngày nào đầy ắp kỷ niệm với thầy cô giáo. Cậu kể người đầu tiên khiến cậu thích học văn là cô giáo thời cấp II. Bắt đầu từ lời khen ngợi của cô, điều đó khích lệ Thành quan tâm và tự tin hơn về môn văn.

Khi vào THPT, Thành gặp cô Thu Trang, cô giáo dạy văn cũng là cô chủ nhiệm. Thành kể: "Trước đó em quyết tâm học tốt môn văn chỉ nhằm được điểm cao nhưng khi gặp cô Trang thì thực sự em đã thay đổi, biết học văn một cách đúng đắn hơn: học vì một tình yêu với văn, học để thấy cuộc sống có những điều thú vị, ý nghĩa hơn".

Thành kể thi vào Trường đại học An ninh nhân dân là gợi ý của cha mẹ. Bản thân Thành khi học ở Trường An ninh cũng nghiêm túc rèn luyện và từng nghĩ sẽ theo nghề này suốt đời. Nhưng rồi ngã rẽ đến bắt đầu bằng duyên gặp gỡ nhiều học sinh mà cậu giúp đỡ, kèm cặp.

"Có vài bạn tôi nhận giúp đỡ về môn văn để thi vào các trường thuộc khối công an, quân đội và sư phạm. Tôi dạy miễn phí, một cách cho đi không chờ nhận lại. Nhưng rồi có lúc tôi chợt nhận ra tôi đã được nhận lại món quà quý giá, đó chính là sự thay đổi, là kết quả học tập, thi cử của người tôi hướng dẫn.

Kể về quyết định quay lại giảng đường, Thành nhớ lại: "Trong nhà không ai ủng hộ tôi. Mẹ thì nói: "Nghe con nói, mẹ như rơi từ trên cao xuống đất". Còn bà từng định đến gặp lãnh đạo của tôi để xin rút lại đơn xin nghỉ việc của tôi. Nhưng lòng tôi đã quyết. Tôi quay lại trường cũ, xin ôn tập cùng các em học sinh lớp 12. Một lần nữa, tôi sống lại thời học sinh với những hồi hộp chờ mùa thi tới gần".

Ngoài nguyện vọng vào Trường đại học Sư phạm Hà Nội ngành ngữ văn, Thành đăng ký nguyện vọng vào các trường sư phạm ở cả ba miền và cậu đã chạm vào ước mơ.

Thành cho biết qua truyền thông cũng biết những vất vả, áp lực của nghề giáo. Nhưng vì đam mê, cậu nghĩ có thể vượt qua được khó khăn và sẽ hạnh phúc với công việc của mình. Và sự kiên định đó đã thuyết phục được bà nội và gia đình.

Kết thúc câu chuyện với Tuổi Trẻ, Thành kể thời gian còn công tác trong ngành công an, cậu có dịp đến một xã khó khăn. Cậu nhớ mãi khi tới một gia đình, trong nhà không có gì đáng kể ngoài những tấm giấy khen của đứa trẻ tiểu học. Cậu cảm nhận sâu sắc về khao khát đến trường của đứa trẻ. Nó thôi thúc cậu trở thành thầy giáo.

"Tôi muốn là một người thầy thấu hiểu và gần gũi với học sinh", Thành tâm sự.

Bạn trẻ chọn nghề giáo - Ảnh 6.Lương nhà giáo phải thể hiện 'quốc sách hàng đầu'

Theo chương trình, sáng nay 20-11, trong ngày làm việc đầu tiên của đợt 2 và cũng nhằm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo.