Nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cùng 4 người khác bị khởi tố với cáo buộc có hành vi sai phạm, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả.
Mục lục
Ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Ảnh: BYT
Liên quan đến vụ án triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả do Nguyễn Năng Mạnh cầm đầu, ngày 13-5 Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét với 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế về hành vi nhận hối lộ.
5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm bị khởi tố
Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Thanh Phong - nguyên cục trưởng Đường dây thực phẩm chức năng 'chống đột quỵ' giả: Đã bán 20.000 hộp, thu 50 tỉTạm giam 8 bị can sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả quy mô lớn
Theo điều tra, từ năm 2016 Nguyễn Năng Mạnh và các đồng phạm đã thành lập, điều hành nhiều công ty để hợp thức hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả từ khâu nhập khẩu nguyên liệu đến sản xuất, đóng gói bao bì, tiêu thụ trên thị trường.
Nhóm này sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán (một sổ sách kế toán nội bộ và một sổ sách để kê khai nộp thuế) nhằm giảm số thuế phải nộp, gây thất thu thuế cho Nhà nước.
Cảnh sát xác định các nghi phạm sử dụng thủ đoạn in trên bao bì, nhãn mác sản phẩm là nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu... nhưng trên thực tế chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và mua trôi nổi trên thị trường.
Về chỉ tiêu chất lượng, nhiều thành phần chỉ đạt dưới 30% so với công bố. Khi nghi ngờ bị điều tra, các nghi phạm tẩu tán, tiêu hủy nguyên liệu, sản phẩm, đóng cửa nhà máy.
Người tiêu dùng mà nhóm này nhắm tới bán sản phẩm chủ yếu tập trung vào người già, trẻ em.
Khám xét tại các kho hàng và một số cơ sở kinh doanh, Bộ Công an thu giữ số lượng thực phẩm chức năng đặc biệt lớn, đa dạng về chủng loại, được phân phối rộng rãi trên cả nước với tổng số thực phẩm chức năng thu giữ khoảng 100 tấn.
Hối lộ hơn 1 tỉ đồng để được ghi giảm số lỗi khi thẩm định
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, từ năm 2016 Nguyễn Năng Mạnh cùng Đỗ Mạnh Hoàng, Khúc Minh Vũ tổ chức, điều hành 9 công ty, Nhà máy MediPhar và Nhà máy MEDIUSA sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng giả với số lượng đặc biệt lớn, chủng loại đa dạng.
Theo quy định, điều kiện để sản xuất thực phẩm chức năng là nhà máy sản xuất phải được Cục An toàn thực phẩm thẩm định, cấp giấy chứng nhận GMP với thời hạn 3 năm.
Bên cạnh đó, điều kiện để tiêu thụ thực phẩm chức năng trên thị trường là sản phẩm phải được Cục An toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Để sản xuất và tiêu thụ thực phẩm chức năng giả trên thị trường, Nguyễn Năng Mạnh và Đỗ Mạnh Hoàng thống nhất chi tiền "lobby" cho Cục An toàn thực phẩm trong việc thẩm định, hậu kiểm và cấp phép công bố sản phẩm.
Để các nhà máy MEDIUSA và MediPhar sớm được thẩm định, hậu kiểm, cấp giấy chứng nhận GMP và đi vào sản xuất, Mạnh và Hoàng đã chi cho đoàn kiểm tra thẩm định (do Cục An toàn thực phẩm chủ trì) hơn 1 tỉ đồng để được ghi giảm số lỗi khi thẩm định, được hướng dẫn cách khắc phục, cho thời gian để khắc phục lỗi.
Cơ quan chức năng cáo buộc quá trình khắc phục lỗi, Công ty MEDIUSA và Công ty MediPhar chỉ thực hiện qua loa, mang tính hình thức, đối phó.
Cao Văn Trung cũng chỉ đánh giá báo cáo khắc phục tồn tại của hai công ty trên hồ sơ và ảnh chụp do hai công ty gửi, không kiểm tra tính xác thực.
Từ đó Cục An toàn thực phẩm cấp 4 giấy chứng nhận GMP cho Công ty MEDIUSA và Công ty MediPhar, tạo điều kiện cho Công ty MEDIUSA và Công ty MediPhar sản xuất thực phẩm giả với số lượng lớn.
Hơn 2 tỉ đồng để "tạo điều kiện cấp phép" 207 sản phẩm
Cơ quan cảnh sát điều tra cũng làm rõ sai phạm trong việc cấp giấy chứng nhận công bố sản phẩm.
Theo điều tra, hồ sơ xin cấp phép công bố sản phẩm của nhóm công ty của Nguyễn Năng Mạnh không phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, kéo dài việc cấp phép hoặc không cấp phép.
Nguyễn Năng Mạnh và Đỗ Mạnh Hoàng đã chỉ đạo nhân viên Hoàng Thị Hương đưa hơn 2 tỉ cho chuyên viên tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép công bố sản phẩm thuộc Cục An toàn thực phẩm.
Từ đó lãnh đạo, nhân viên Cục An toàn thực phẩm đã tạo điều kiện cấp phép 207 sản phẩm cho chín nhóm công ty của Nguyễn Năng Mạnh.
Phá đường dây thực phẩm chức năng giả chỉ đạt 30% chỉ tiêu chất lượng, thu giữ lô hàng lớn 100 tấn
Cơ quan công an cho biết từ 2016, Nguyễn Năng Mạnh và đồng phạm đã thành lập, điều hành nhiều công ty để hợp thức hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả. Người tiêu dùng nhóm này nhắm tới chủ yếu tập trung người già, trẻ em.
Trong lúc đào mương quanh nhà, ông Đẳng phát hiện quả bom nặng gần 200kg dưới lớp sình nên đến báo cho Ban Chỉ huy quân sự huyện Đức Huệ, tỉnh Long An xử lý...
TPO - Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, Đại sứ quán Mỹ có tiếng nói tích cực với chính quyền Tổng thống Donald Trump về nỗ lực và thiện chí của Việt Nam, để có giải pháp tốt nhất trong các giải pháp có thể trong thúc đẩy hợp tác thương mại cân bằng, bền vững với Việt Nam.
TPO - Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai đã có đề xuất chính sách hỗ trợ cho 1.972 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về công tác tại Trung tâm hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp.
TPO - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ chi 14.000 tỷ đồng để phát hành 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của doanh nghiệp này dự kiến tăng từ 21.770 tỷ đồng lên 35.830 tỷ đồng.
TPO - Là cán bộ xã, người đàn ông đánh cô gái 23 tuổi ở Bắc Giang ngoài việc bị xử phạt hành chính/xử lý hình sự còn có thể bị xử lý kỷ luật theo Luật Cán bộ, công chức 2008.
Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy An Phú, An Giang đã công bố quyết định kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng Trường tiểu học A Quốc Thái vì nhắn tin quấy rối tình dục nhiều giáo viên nữ.
TPO - Giá vàng thế giới vào sáng thứ Ba duy trì gần mức thấp nhất trong hơn một tuần qua, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm thời về việc dừng áp thuế qua lại, làm giảm nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.
TPO - Nhóm cán bộ nhân viên chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn không hướng dẫn cụ thể các thủ tục cho người dân mà trả hồ sơ nhiều lần hoặc không trả kết quả đúng hạn… dẫn đến việc người dân buộc phải thông qua các đối tượng trung gian, đưa tiền để làm nhanh thủ tục. Sau đó, nhóm cán bộ nhận tiền từ các đối tượng 'cò'.