Tuy nhiên Một bé trai bụng phình to vì có 'thai trong thai'Bé trai sơ sinh nặng gần 5,8kg vừa chào đời
Bầu mong thai to, bác sĩ lại cảnh báo nguy hiểm cả mẹ và bé
Dù bác sĩ tư vấn cân nặng thai nhi đạt chuẩn theo tuần tuổi thai, nhưng không ít mẹ bầu bị áp lực khi thấy cân nặng những thai nhi cùng ngày dự sinh cao hơn nên mong cũng được thai to.
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, trẻ sinh ra có cân nặng trên 4kg (bất kể tuổi thai) được gọi là thai to.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, thường gặp nhất là do mẹ bị đái tháo đường không được kiểm soát đường huyết tốt khi mang thai hoặc mẹ bị béo phì.
Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh của bà mẹ đái tháo đường sẽ có nhiều nguy cơ hơn so với những trường hợp con to do yếu tố nguy cơ khác.
Khi mẹ bầu mang thai to có thể làm tăng các nguy cơ tổn thương đường sinh dục mẹ, vỡ tử cung, băng huyết sau sinh, chuyển dạ kéo dài hoặc mổ lấy thai, nhiễm trùng sau sinh.
Còn đối với trẻ sơ sinh có thể bị kẹt vai trong lúc sinh; gãy xương, tổn thương đám rối thần kinh cánh tay; tăng nguy cơ trẻ hít phân su, hạ đường huyết, rối loạn chuyển hóa, đa hồng cầu, vàng da, suy hô hấp cấp sau sinh...
Những trẻ này thường phải nằm viện kéo dài hoặc nhập đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh nhiều hơn.
Ngoài ra, trẻ cũng tăng nguy cơ thừa cân, béo phì hoặc mắc phải đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa trong tương lai.
Để quản lý một thai kỳ có nguy cơ thai to, bác sĩ Hương khuyến cáo mẹ bầu cần tập trung vào việc lập kế hoạch theo dõi, kiểm soát cân nặng và can thiệp nhằm giảm tỉ lệ biến chứng trong thời gian mang thai, trong lúc sinh và sau sinh.
Nếu mẹ bầu bị đái tháo đường, cần điều chỉnh lối sống với một chế độ ăn lành mạnh, tập luyện phù hợp và dùng thuốc để ổn định đường huyết nếu cần.
Tốt nhất, phụ nữ thừa cân, béo phì nên giảm về mức cân nặng chuẩn trước khi mang thai. Nếu không, mẹ bầu thừa cân, béo phì nên điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện với mục tiêu tăng cân theo khuyến nghị.
Khi sinh, lựa chọn biện pháp sinh mổ nếu cân nặng thai nhi ước tính trên 4kg. Trẻ sơ sinh trên 4kg nên được theo dõi sát và điều trị các vấn đề sau sinh như hạ đường huyết, vàng da, suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa, gãy xương...
Ước tính cân nặng thai nhi bằng cách nào?
Ở những tháng cuối thai kỳ, bác sĩ thường siêu âm để theo dõi sự tăng trưởng về kích thước thai, ước tính cân nặng thai cũng như đánh giá tình trạng bánh nhau và lượng nước ối.
Mặc dù siêu âm không thể tính chính xác hoàn toàn cân nặng thai nhi, nhưng vẫn có giá trị tin cậy với khoảng chênh lệch 10%.
Do đó bên cạnh một số yếu tố nguy cơ giúp tiên đoán thai to, siêu âm có khả năng ước lượng cân nặng thai nhi trước sinh và dự đoán được những trường hợp thai to, từ đó giúp quản lý thai kỳ tốt hơn.